Thursday, June 18, 2015

Thông Bạch GHVNTTG - Văn thư số 1812/VP//TT v/v Đạo Luật S-219 Canada
(05/18/2015 09:21 AM) (Xem: 281)



GIÁO-HỘI PHẬT- GIÁO VIỆT-NAM TRÊN- THẾ- GIỚI


 WORLD VIETNAMESE BUDDHIST ORDER

 TU-QUANG BUDDHIST ORDER / ORDRE BOUDDHIQUE TU-QUANG

 2176 Rue Ontario Est, Montreal, QC. H2K-1V6, Canada

 Tel : (514) 525-8122(514) 525-8122 . Todinhtuquang@gmail.com
___________________________________________________________________________


THÔNG BẠCH


Văn thư số 1812/VP/TT

 

Tổ-Ðình Từ-Quang, Phật-lịch 2559, ngày 04 tháng 05 năm 2015

Kính gửi

 - Quý Ngài Lãnh-Ðạo các Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Hải Ngoại,

 - Quý Ngài Lãnh-đạo các cơ-quan Trung-Ương, các Thành-viên Giáo-Hội

 Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới,

 - Quý đồng bào, đồng hương Phật-tử.



Kính bạch Quý Ngài,

Kính thưa Quý vị,


 Kể từ ngày 30 tháng 04 năm 1975, ngày Cộng-sản miền Bắc cưỡng chiếm Saigon, thủ-đô Việt-Nam Cộng-Hòa, cho tới ngày nay đã trọn 40 năm.  Bốn mươi năm này đã để lại bao nhiêu tang thương, đau buồn, tủi nhục cho những người còn sống và những người đã chết nơi rừng sâu, biển cả. Ðặc biệt những người Việt liều chết tìm tự-do khắp nơi trên thế giới, trải qua nhiều gian-lao thử thách, đời sống có thăng hoa, nhưng, tâm-tư luôn luôn phấn đấu mong quang-phục quê hương và mong thế-hệ sau này, hiểu rõ lịch-sử, tiếp nối sự-nghiệp của những người đi trước, làm vẻ vang cho Việt-Nam.

 Ngày 30 tháng 04 năm nay (2015), tại Canada, Ðạo Luật S-219 “Hành Trình Tìm Tự Do” của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản được ra đời. Ðạo Luật này do Thượng Nghị-Sĩ Ngô-Thanh-Hải soạn thảo và đệ-trình Quốc-Hội (Canada), được Thượng-Viện thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2014, Ha-viện thông qua ngày 22 tháng 04 năm 2015 và được Hoàng-gia phê-chuẩn ngày 23 tháng 04 năm 2015, chính-thức trở thành Ðạo Luật của Canada.

 Ðạo Luật này ra đời, được phổ biến rộng rãi trên các hê-thống truyền thông, chắc hẳn Quý Ngài Lãnh-đạo các tôn-giáo bạn, các độc-giả, khán-giả khắp nơi đã hiểu thấu. Riêng về Phật-giáo, chúng tôi e rằng, vì xa xôi, thiếu thông tin, nên chúng tôi mạo muội ra Thông Bạch này và gửi trọn bản Anh-văn và Việt-văn kèm theo, để Quí Ngài và Quý vị cùng hiểu rõ. Chúng tôi cảm nghĩ, Ðạo Luât này ra đời đem lại niềm an-ủi vô biên cho những tâm-hồn liên-hệ với ngày 30 tháng Tư.

 Nhân danh Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới, chúng tôi thành thực tán-thán công-đức và tri ân Thượng-Nghị-Sĩ Ngô-Thanh-Hải, Lưỡng viện Quốc-Hội Canada, Chính-phủ Canada, nhân-dân Canada, đã nghĩ tưởng đến người Việt-Nam tỵ nạn Cộng-sản.

 Ôi, ngày 30 tháng Tư, ngày lịch-sử muôn đời! Ngày 30 tháng Tư, “Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, vào ngày thứ ba mươi của tháng Tư sẽ được biết đến như là “Ngày Hành Trình Tìøm Tự Do”. Ngày 30 tháng Tư , mỗi người Viêt-Nam, phải tưởng niệm không quên và cố gắng nối chí, làm huy-hoàng cho sử Việt.

Trân-trọng thông bạch


Thượng-Thủ

Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Trên Thế-Giới

 


Trưởng-lão Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu






NỘI DUNG ĐẠO LUẬT S-219 NGÀY HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO
Kính thưa quý vị,

Tôi xin mạn phép hiệu đính bản dịch của Luật sư Đặng Dũng tại Sài Gòn (*) về Đạo luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do vừa mới ban hành.
Cảm ơn Ls. Đặng Dũng.


Đạo luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do đã được Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải soạn thảo và đệ trình, và cùng với đồng viện của ông bảo vệ thành công trước công chúng và lưỡng viện Canada. Sau khi dự luật S-219 được thông qua tại Thượng viện vào ngày 8 tháng 12 năm 2014, thông qua tại Hạ viện ngày 22 tháng 4 năm 2015, được Hoàng gia phê chuẩn ngày 23 tháng 4 năm 2015, S-219 đã chính thức trở thành một Đạo luật của Canada. Đạo luật này ghi lại một giai đoạn lịch sử của Canada và sẽ được lưu giữ vĩnh viễn trong văn khố pháp luật .

Xin chân thành cảm ơn Canada, cảm ơn TNS Ngô Thanh Hải và quý đồng viện, cảm ơn cộng đồng người Việt tại Canada.
Tiến sĩ Lê Minh Thịnh

đăng bởi Luật sư Vũ Đức Khanh và cho phép “tùy nghi xử lý”.

=========================================================================


Nguyên văn Đạo luật S-219


Forty-first Parliament,

62-63-64 Elizabeth II, 2013-2014-2015

STATUTES OF CANADA 2015

Chapter 14



Quốc hội Khóa 41,
Niên hiệu 62-63-64 Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, năm 2013-2014-2015

Chương 14

Royal assented to 23rd April 2015
Hoàng gia phê chuẩn ngày 23-4-2015

Parliament of Canada
Quốc hội Canada

BILL S-219
ĐẠO LUẬT S-219

As Passed by the Senate on December 8, 2014 and the House of Commons on April 22, 2015

Được Thượng viện thông qua ngày 8-12-2014 và Hạ viện thông qua ngày 22-4-2015

An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War.
Một Đạo luật bày tỏ sự trân trọng một ngày quốc lễ để ghi nhớ việc di cư của người tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa đến định cư tại Canada sau khi thất thủ Sài Gòn [nt. sụp đổ] và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

SUMMARY
TÓM TẮT

This enactment designates the thirtieth day of April in each and every year as “Journey to Freedom Day”.
Việc ban hành đạo luật này xác định rằng ngày thứ Ba mươi của tháng 4 hàng năm sẽ được coi là “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do”.

Whereas the Canadian Forces were involved in the Vietnam War with supervisory operations to support the aim of establishing peace and ending the Vietnam War by assisting in the enforcement of the Paris Peace Accords of

Xét rằng Quân đội Canada đã liên quan đến chiến tranh Việt Nam bằng hoạt động giám sát để hỗ trợ mục đích thiết lập hòa bình và chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng cách tham gia vào lực lượng thực thi Hiệp định Hòa bình Paris

Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;

Xét rằng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù đã ký kết Hiệp định Hòa bình Paris nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã xâm lược Miền Nam và dẫn đến việc thất thủ Sài Gòn, chấm dứt chiến tranh Việt Nam và thiết lập chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt

Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that these events and the conditions faced by individuals in Vietnam, including deteriorating living conditions and human rights abuses, contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people, who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to neighbouring countries in the ensuing

Xét rằng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã phúc trình rằng những biến cố này và những hoàn cảnh mà người Việt Nam phải đối diện bao gồm điều kiện sống ngày càng tồi tệ và nhân quyền bị xâm phạm, đã gây ra cuộc di cư của khoảng 840,000 người Việt nam, những người vào thời gian đó được gọi là “thuyền nhân Việt Nam” vượt thoát đến các quốc gia láng giềng vào những năm sau đó;

Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that at least 250,000 Vietnamese people lost their lives at sea during the exodus of the Vietnamese people for reasons that included drowning, illness, starvation and violence from kidnapping or piracy;

Xét rằng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã phúc trình rằng có ít nhất 250,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trong cuộc di cư của người Việt Nam vì những lý do bao gồm chết đuối, đau ốm, đói khát, và bạo lực từ việc bị bắt cóc hay cướp biển [nd. hãm hiếp];

Whereas the sponsorship refugee program in Canada, assisted by the efforts of Canadian families, Canadian charities, religious groups and non-governmental organizations, contributed to Canada accepting more than 60,000 Vietnamese refugees, among whom it has been estimated that 34,000 were privately sponsored and 26,000 were assisted by the Canadian government;

Xét rằng chương trình bảo lãnh người tỵ nạn ở Canada, được hỗ trợ với những nỗ lực của các gia đình người Canada, của các hội từ thiện Canada, của các nhóm tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ, đã đóng góp vào việc Canada đón nhận hơn 60,000 người tỵ nạn trong số đó ước tính có đến 34,000 người được bảo lãnh bởi các tổ chức tư nhân, và 26,000 người được bảo lãnh bởi chính phủ

Whereas the major and sustained contribution by the people of Canada to the cause of refugees was recognized by the United Nations High Commissioner for Refugees when it awarded the Nansen Refugee Award to the “People of Canada” in 1986; And whereas April 30 is referred to by many members of the community of displaced Vietnamese people and their families in Canada as “Black April Day”, or alternatively as “Journey to Freedom Day”, and is, therefore, an appropriate day to designate as a day to remember and commemorate the lives lost and the suffering experienced during the exodus of Vietnamese people, the acceptance of Vietnamese refugees in Canada, the gratitude of Vietnamese people to the Canadian people and the Government of Canada for accepting them, and the contributions of Vietnamese-Canadian people - whose population is now approximately 300,000 - to Canadian society;

Xét rằng phần lớn và sự đều đặn đóng góp có được là từ người dân Canada vì lý do tỵ nạn được công nhận bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc khi Cao Ủy trao Giải “Nansen Refugee Award” cho “Dân chúng Canada” vào năm 1986; Và xét rằng ngày 30 tháng 4 được nhiều thành viên trong cộng đồng tỵ nạn và gia đình của họ tại Canada nhắc đến như “Ngày Tháng Tư Đen”, hay “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do”, và vì thế, là ngày chính đáng để trở thành ngày ghi lại và tưởng nhớ những người đã khuất cũng như những kinh nghiệm đau thương mà người Việt tỵ nạn phải trải qua, và sự đón nhận người Việt tỵ nạn tại Canada, sự tri ân của người Việt đối với người Canada và chính phủ Canada đã tiếp nhận họ, và sự đóng góp của người Canada gốc Việt – con số đến nay là khoảng 300,000 người – vào xã hội Canada;

Now, therefore, Her Majesty, by and with the advice and consent of the Senate and House of Commons of Canada, enacts as follows

Vì thế, Nữ hoàng, căn cứ bởi và cùng với sự cố vấn và đồng thuận của Thượng viện và Hạ viện Canada, nay ban hành đạo luật như sau:

SHORT TITLE

TỰA NGẮN GỌN

1. This Act may be cited as the Journey to Freedom Day Act: JOURNEY TO FREEDOM DAY.

1. Đạo luật này được gọi là Đạo luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do: NGÀY HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO.

2. Throughout Canada, in each and every year, the thirtieth day of April shall be known as “Journey to Freedom Day”.

2. Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, vào ngày thứ ba mươi của tháng Tư sẽ được biết đến như là “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do”.

3. For greater certainty, Journey to Freedom Day is not a legal holiday or a non-juridical day.

3. Để rõ nghĩa hơn, Ngày Hành Trình Tìm Tự Do sẽ là ngày lễ kỷ niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.


Published under authority of the Senate of Canada.


Ấn hành dưới thẩm quyền của Thượng viện Canada.

(Chữ ký và quốc ấn của Nữ Hoàng Anh Cát Lợi Elizabeth II)

Wednesday, June 10, 2015

HT Tâm Châu nói rõ về cuộc tự thiêu của HT Thích Quảng Đức năm 1963


Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu qua lời kể của ông Nguyễn Văn Thông


Bồ tát Thích Quảng Đức Trái Tim Bất Tử | phongluuqb.com


Vấn Đề Quy Y Lại
Thích Trí Siêu


Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ.

Nguyên văn lá thư:

Kính bạch thầy, 
Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.

Có hai vợ chồng Phật tử A lớn tuổi, đã đi chùa lâu năm tại một ngôi chùa B lớn nhất nơi con ở. Họ đã quy y Tam Bảo với HT trụ trì C, và tro cốt của cha mẹ họ cũng được thờ tại ngôi chùa nầy. Anh chị A là người bình dân, mặc dù đi chùa lâu năm nhưng không biết nhiều giáo lý đạo Phật, một phần khác vì HT trụ trì C không giảng dạy giáo lý cho Phật tử. Sinh hoạt chính của chùa là lễ lạc, tụng niệm, và cúng tế.
Có lần nọ anh chị A đi đến một chùa D trong một dịp lễ lớn. Chùa D là một ngôi chùa mới do một Đại Đức trẻ thành lập. Trong ngày lễ ấy, có vị HT E từ Cali  đến thuyết giảng. 
Vài tuần sau đó, khi anh chị A trở lại đi lễ ngày chủ nhật ở chùa B, khi gặp anh chị vào chùa, HT C bảo anh chị: "Anh chị đi lộn chùa rồi, đây không phải là chùa D". Anh chị tưởng là HT nói đùa nên bỏ qua và vẫn đến chùa sinh hoạt bình thường như trước.
Nhưng vài tuần sau đó HT B vẫn nói cùng một câu ấy với thái độ không hài lòng và cuối cùng bảo: "Anh chị có ra đi thì nhớ đem theo tro cốt của cha mẹ anh chị đi luôn" !!!
Thế rồi anh chị A đã mang tro cốt của cha mẹ mình ra khỏi chùa B với sự đau khổ và thắc mắc "Đi chùa khác là một trọng tội lớn như vậy sao?". Từ trước anh chị A đã không mấy thích pháp danh của mình (vì không hiểu được ý nghĩa của nó), nay lại càng không thích hơn nữa vì có xích mích với vị Thầy đặt ra pháp danh ấy. Mỗi khi nghe ai gọi mình bằng pháp danh là anh chị không vui, có khi bực bội nữa.

Sau đó anh chị chuyển qua đi chùa D. Chùa này có HT E thường đến thuyết giảng một năm đôi ba lần. Anh chị A rất quý kính HT E và ngỏ lời xin quy y lại, vì anh chị cảm thấy như mình là những đứa con lạc loài, không nơi nương tựa. Ngoài việc muốn có một thầy Bổn sư khác, anh chị còn muốn có pháp danh khác, bởi vì mỗi khi nghe bạn đạo gọi mình bằng pháp danh cũ thì nó khơi lại lại niềm đau.  
Nhưng lời cầu xin của anh chị đã bị HT E từ chối, mặc dù biết hoàn cảnh của anh chị A đã bị thầy Bổn sư đuổi đi trong oan ức. HT E từ chối và ngài dạy: "Quy y là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng chứ không phải quy y vị Thầy làm lễ quy y cho mình. Vị thầy ấy chỉ đại diện Phật để truyền tam quy ngũ giới cho mình thôi. Vả lại thầy Bổn sư của quý vị còn đó, thầy không thể nhận lời. Nếu muốn thì thầy chỉ có thể làm Y chỉ sư cho quý vị mà thôi".

Anh chị A đã cầu xin HT E nhiều lần nhưng HT vẫn từ chối.
Anh chị A vẫn kính trọng HT E như xưa nhưng không còn tha thiết đến việc đi chùa nữa, vì trong lòng họ cảm thấy như mình là con không Cha. Mặc dù Phật vẫn ngồi đó trong mỗi ngôi chùa mà họ bước đến, nhưng họ cảm giác đức Phật quá xa vời đối với họ, bởi vì họ bị đuổi xô, bị bỏ rơi, không có nơi nương tựa.
Nghe xong câu chuyện con rất bùi ngùi cho hoàn cảnh của anh chị A vì chính bản thân con, con cũng thấy vai trò của người THẦY trong lòng Phật tử rất là quan trọng. Vị Thầy như người cha đang cầm ngọn đuốc dẫn đường cho các con đi theo trong màn đêm dày đặc bóng tối.
Mặc dù Phật có dạy: "Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Nhưng với con thì con không thể lấy lửa để mồi cho ngọn đuốc của con từ hư không. Phật thì ngồi đó nín thinh, con ngồi đối diện với Ngài mỗi ngày, nhìn Ngài và hít thở ra vô hoài mà không thấy được chút ánh sáng (trí tuệ) nào.
Kinh Phật con thỉnh về đầy kệ sách, con có tụng, có đọc nhưng cũng không mồi được ngọn đuốc của con từ kinh sách. Con cần một vị Thầy soi đường chỉ lối, vì người ta vẫn thường nói: “Không thầy đố mày làm nên” hoặc “Tầm thầy học đạo”. Con cần một vị Thầy có ngọn đuốc trí tuệ để cho con mồi lấy ánh sáng, rồi từ đó con mới có được ngọn đuốc của riêng con để soi đường cho chính cuộc hành trình của mình như lời Phật dạy.  
Chính cái ý nghĩ về "Ngọn Đuốc" này, làm con có vài câu hỏi qua câu chuyện trên:
1/ Có một quy luật nào trong đạo Phật, quy định cho người Phật tử không được quy y lại hay không?
2/ Một Phật tử khi quyết định quy y lại là vì họ có riêng một lý do nào đó và họ là những người tha thiết tìm cầu học đạo (nếu không họ chẳng màng gì đến việc quy y hay không quy y). Vậy thì quý Thầy có nên tùy thuận chúng sinh để chấp nhận cho họ xin quy y lại hay không?
http://www.cungduongphap.com/CDP/Di%20Dong%20Hoa%20Sen/sen%20%2826%29.gifhttp://www.cungduongphap.com/CDP/Di%20Dong%20Hoa%20Sen/sen%20%2826%29.gifhttp://www.cungduongphap.com/CDP/Di%20Dong%20Hoa%20Sen/sen%20%2826%29.gif

Xin trả lời:

1/ Trong giới luật, từ giới Sa di, giới Tỳ Kheo, đến giới Bồ Tát, và các bộ luật Tứ Phần, luật Ngũ Phần, Yết Ma Yếu Chỉ, Giới Đàn Tăng, v.v…  không có quy luật nào cấm không cho Phật tử quy y lại.
2/ Trong các buổi lễ quy y, vị thầy truyền giới thường nhắc nhở cho Phật tử biết là quy y Tam Bảo tức là “quy y Phật, Pháp, Tăng chứ không phải quy y vị Thầy làm lễ quy y cho mình”.  Vì sao cần phải nhắc như thế? Có hai lý do:

· Bởi vì có những vị thầy dùng lễ quy y để khiến Phật tử trở thành đệ tử của riêng mình, lệ thuộc mình, và không muốn họ đi tu học với quý thầy ở chùa khác.

· Nhắc nhở Phật tử không nên dính mắc, ái luyến với vị thầy Bổn sư, chỉ biết cung phụng, tôn sùng thầy mình mà lơ là không chịu học hỏi với quý thầy khác.
Nhắc nhở như trên không có nghĩa là người Phật tử không được quyền quy y lại.
Giới luật của Phật chế ra không bao giờ có những điều luật cứng ngắt. Giới có “khai, giá, trì, phạm”, tức là có những trường hợp cần phải uyển chuyển thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh (khai), có trường hợp phải ngăn cản (giá), có trường hợp phải giữ gìn bằng mọi giá (trì), có trường hợp phải làm, nếu không làm là phạm.
Thí dụ như giới thứ năm của ngũ giới là “Không được uống rượu”. Nhưng nếu gặp trường hợp đặc biệt như bị bệnh nặng cần phải uống thuốc có chất rượu thì đức Phật cũng khai cho, tức là cho phép uống đến khi lành bệnh.

Giới “Không được uống rượu” do chính đức Phật chế ra mà Ngài còn uyển chuyển thay đổi tùy trường hợp, huống chi “không cho quy y lại” không phải là giới do đức Phật chế ra!
Mục đích của giới là “phòng phi chỉ ác”, tức là đề phòng không làm điều sai quấy. Theo Đại thừa với tinh thần Bồ Tát đạo thì quý thầy thường tạo mọi phương tiện giúp người Phật tử phát tâm bồ đề, tăng trưởng niềm tin nơi Tam Bảo, có lý đâu lại câu nệ những điều tiểu tiết không cho quy y lại, khiến họ mất tín tâm, oán ghét chư tăng, bỏ đi chùa. Làm như thế là vô tình phá mất hạt giống bồ đề của họ.
Còn chuyện Bổn Sư và Y Chỉ Sư thường chỉ áp dụng cho giới xuất gia, chứ không phải cho hàng tại gia. Trong sách Giới Đàn Tăng
(HT Thích Thiện Hòa, trang 193) nói: “Có Tỳ Kheo mới thọ giới, Hòa thượng (Bổn sư) mạng chung, không người dạy bảo, nên không giữ oai nghi làm các việc phi pháp.

Các Tỳ Kheo bạch Phật, Phật cho lập A-xà-lê” (Acarya) có nghĩa là Giáo thọ sư hay Y chỉ sư. Trong sách Yết Ma Yếu Chỉ (HT Thích Trí Thủ, trang 178) nói: “Thông thường, vị Y chỉ sư chính là Bổn sư thế độ cho xuất gia, và cũng là Hòa thượng truyền giới cụ túc.

Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt, hoặc Hòa thượng tịch hoặc bãi đạo, thì phải tìm đến một vị Thượng tọa đủ các đức tính, thỉnh cầu làm Y chỉ sư, sống nương theo vị này mà học đạo”.

Trong luật Tứ Phần, đức Phật chế, tỳ kheo xuất gia chưa đủ 5 tuổi hạ thì không được phép rời thầy Y chỉ mà sống riêng biệt một mình, vì mới xuất gia cần phải nương theo thầy mà học đạo. Nếu học chưa xong mà thầy viên tịch thì phải đi tìm thầy khác mà y chỉ.
Người tại gia cư sĩ không sống với thầy Bổn sư mà sống với gia đình nên không bị lệ thuộc vào quy luật trên, tức là không cần phải có Y chỉ sư. Họ muốn đi chùa nào hay học đạo với bất cứ thầy nào cũng đều được cả.
Vẫn biết quy y Tam Bảo là quy y Phật, Pháp, Tăng, chứ không phải quy y vị thầy làm lễ, nhưng vị thầy làm lễ là người đại diện cho Tam Bảo, cần phải có đạo đức, tài đức để gây một ấn tượng tốt trong tâm của giới tử (trong đạo gọi là đắc giới). Thiết nghĩ một vị thầy truyền giới có đầy đủ đức hạnh thì ít khi nào người Phật tử lại bỏ đi và muốn quy y lại.

Tuy nhiên cũng có một số Phật tử muốn quy y lại vì những lý do sau đây:

Hồi nhỏ được cha mẹ dẫn đi chùa, làm lễ quy y mà không hiểu gì nhiều. Ngày nay lớn lên được học đạo, hiểu đạo nên muốn quy y lại để ý thức được sự thiêng liêng của lễ quy y.
Trước kia theo bạn đi chùa, mọi người rủ quy y thì làm theo. Nhưng sau một thời gian thì xảy ra chuyện phiền não với chùa, với thầy và mất tín tâm. Đến khi có duyên đi chùa khác gặp được một vị thầy khai mở tâm trí, nên họ muốn quy y lại với vị thầy này.
Có những người đã quy y và không có gì phiền não với thầy Bổn sư, nhưng khi gặp cơ hội các vị tôn túc lớn như quý Hòa thượng đạo cao đức trọng truyền lễ quy y thì họ muốn quy y lại để gieo duyên với quý ngài.
Cả ba lý do quy y lại như trên đều là điều tốt, không có gì trở ngại.
Ngày nay, các bậc tôn túc trưởng thượng như Đức Dalai Lama, Hòa Thượng Tịnh Không, Hòa Thượng Thanh Từ, Thiền Sư Nhất Hạnh đều cho các Phật tử quy y lại.

Các buổi lễ quy y có hàng trăm người, quý ngài đâu có dò hỏi hay tuyên bố không cho những ai đã quy rồi thì không được quy y lại! Ngoài ra, quý thầy Trung Hoa, và Tây Tạng thường khuyến khích Phật tử quy y lại mỗi khi có dịp, để củng cố giới thể hoặc phục hồi giới thể trong trường hợp đã phạm giới.
Thích Trí Siêu.

Sunday, June 7, 2015

Ông sinh tại Ninh Bình, Việt Nam, quy y học đạo từ năm 11 tuổi.
Ông là một thành viên sáng lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Huế năm 1951, sang năm sau thì được tôn là Phó chủ tịch hội đồng trị sự Giáo hội Tăng già Việt Nam.
Đầu thập niên 1960 thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, ông cùng Thích Trí QuangThích Thiện Minh điều hành Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo. Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời năm 1964 thì ông được chọn làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo (1964-1967) của Giáo hội.
So với đường lối đấu tranh kịch liệt chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Thích Trí Quang (nhóm Ấn Quang) thì hòa thượng Thích Tâm Châu cổ động con đường trung hòa hơn[1] (thường gọi là nhóm Việt Nam Quốc Tự hay nhóm Viện Hóa Đạo).
Sau năm 1975, ông tỵ nạn sang Pháp trụ trì chùa Hồng Hiên rồi qua Canada định cư tại Montréal, nơi ông sáng lập Tổ đình Từ Quang.
Hòa thượng hiện là Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới.[2].
Ông còn là một học giả Phật học với nhiều tác phẩm dịch thuật và khảo luận.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới.

Tại miền Bắc-Mỹ, năm 1979, các nhà sư, ni cô Việt Nam tỵ nạn Cộng sản, đã tập hợp về chùa Giác Hoàng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Việt Nam Trên Quốc Tế. Năm 1984, đại hội tại chùa Liên Hoa, vùng Montreal, Quebec, Canada, giáo hội được đổi tên thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới. Trong hai kỳ Đại Hội trên, Thích Tâm Châu được bầu vào ngôi vị Thượng Thủ, để lãnh đạo Giáo Hội[3].

Vấn đề chia rẽ giữ Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự.

Trong cuốn Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự của Hoà Thượng Thích Tâm Châu đề ngày 31-12-1993[4], ông đã giải thích lý do tại sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 75 đã chia thành 2 khối, Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí QuangĐại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo)[5] và Khối Việt Nam Quốc Tự hay còn gọi là khối viện hóa đạo của ông[6] :
  • Phe tranh đấu Thích Trí Quang đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc do ông Vũ Văn Mẫu lãnh đạo. Vì thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Huyền Quang không tán thành phong trào này, nên phe Ấn Quang đã tung ra một chiến dịch bôi bẩn hai vị này.
  • Những hoạt động thân cộng sản khác của phe Ấn Quang đã không được khối còn lại tán đồng như việc 500 tăng ni khối này ra chào đón quân đội Cộng sản vào Sài Gòn; việc tổ chức ăn mừng sinh nhật Hồ Chí Minh vào ngày 19.5.1075 tại chùa Ấn Quang; trong hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc, một thượng tọa khối Ấn Quang đã kể công khối mình, đả kích nha tuyên úy phật giáo, cùng khối Việt Nam Quốc Tự.
  • Những năm 1980, 81, thượng tọa Thích Trí Thủ và các vị lãnh đạo khối Ấn Quang tích cực thành lập và tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Đức Nhuận, Thích Quảng Độ và một số thượng tọa khác không tán thành đã bị bắt trước đó, thích Thiện Minh đã phải chết ở trong tù.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.7/6/2015.

Friday, June 5, 2015

A di da phat kinh bach su ba bai hat do co y nghia noi toi cong on cua su phu da cu nhoc lo nhung bai giao ly dua toi cho phat tu hay nguoi xuat gja deu khong ngai gian lao va cu kho ma day bao cho moi nguoi dau ngai den sanh mang cua minh do thua su ba nen con tinh ngo thuong moi nguoi o giao hoi lam do .TINH NGO DE TU TAI QUE NHA VIET CHO THICH NU CHAN TANH.A DI DA PHAT.
00 || 01 || 02 || 03 || 04 || 05 || 06 || 07 || 08 || 09 || 10 || 11 || 12

Thursday, June 4, 2015

Khóa III
Khóa II
Khóa I