Saturday, March 4, 2017

Tám vạn bốn ngàn pháp môn ?

buddhist01
Trong sách báo Phật giáo, chúng ta thường thấy cụm từ “84 ngàn pháp môn” để chỉ tính đa dạng, đa phái của đạo Phật. Có nhiều người dùng cụm từ “84 ngàn pháp môn” để chỉ các pháp môn, các truyền thống khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào rồi cũng đưa đến mục đích cuối cùng của giác ngộ giải thoát. Đức Phật có giảng dạy như thế không?
Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, trong kinh điển Pāli nguyên thủy không thấy có cụm từ “84 ngàn pháp môn” trong ý nghĩa nêu trên, mà chỉ có một đoạn văn do Trưởng lão Ānanda trả lời ôngMoggallāna người chăn bò, khi ông ấy hỏi ngài lời dạy của đức Phật là gì, có tất cả là bao nhiêu pháp. Ngài đáp: “Trong 84 ngàn pháp, chính tôi được nghe đức Phật giảng 82 ngàn, còn 2 ngàn kia là do các vị tỳ khưu khác thuật lại” (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1025, Tiểu Bộ).
Xin ghi nhận vài điểm sau đây:
(1) Con số “84.000” hay cụm từ “tám mươi bốn ngàn” hay “tám vạn bốn ngàn” là một thành ngữ thường thấy trong nhiều bài kinh, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn, rất nhiều, không phải là một con số chính xác.
(2) Chữ “pháp” (dhamma) trong câu trả lời của ngài Ānanda có nghĩa là gì? Giáo sư K. R. Norman, dịch giả bản dịch Anh ngữ Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), cho biết rằng ngài luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích “pháp” ở đây được hiểu như là “pháp uẩn” (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.
Trong quyển Saddhammasangaha (Diệu Pháp Yếu Lược) do Trưởng lão Dhammakitti Mahāsāmi soạn ra tại Sri Lanka vào khoảng thế kỷ 13 DL, Ngài có giải thích về “Pháp Uẩn” như sau:
… Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn? Bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi diệu pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần (theo bản Việt dịch của Tỳ khưu Indacanda).
(3) Cũng trong quyển Saddhammasangaha, ngài Dhammakitti Mahāsāmi có đưa ra các con số thống kê về Tam Tạng kinh điển như sau:
Về Tạng Kinh, ngài liệt kê:
e- Trường Bộ có 34 bài kinh.
f- Trung Bộ có 152 bài kinh.
g- Tương Ưng Bộ có 7.762 bài kinh.
h- Tăng Chi Bộ có 9.557 bài kinh.
Ngoài ra, ngài cũng có đưa ra các con số thống kê về các bộ Chú giải và Sớ giải:
Các con số về các bài giảng trong Kinh Tạng cũng được đề cập trong quyển Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), nhưng không nhiều chi tiết.
Ngày nay, các bộ Tam Tạng Pāli, Chú giải và Sớ giải đã được số hóa từ các nguồn Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan, và đã được phổ biến rộng rãi qua dạng đĩa CD-ROM. Chúng tôi không biết đã có những công trình nghiên cứu nào để minh chứng các con số thống kê nêu trên, bằng cách viết các chương trình vi tính để xử lý nguồn số hóa trên CD-ROM, hay không? Theo thiển ý, đó là đề tài rất thú vị và cũng rất quan trọng, rất xứng đáng để cho các vị nghiên cứu sinh Phật học lưu tâm và thực hiện trong các bài luận văn hay luận án tốt nghiệp.
i- Tất cả Chú giải Tam Tạng do luận sư Buddhaghosa giảng giải có số lượng tụng phẩm là một ngàn một trăm sáu mươi ba (1.163).
j- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng từ là hai trăm chín chục ngàn bảy trăm năm mươi (290.750).
k- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng mẫu tự là chín triệu ba trăm lẻ bốn ngàn (9.304.000).
l- Sớ giải của Tam Tạng được giảng giải bởi các vị thầy giáo thọ về sớ giải, có số lượng tụng phẩm là sáu trăm ba hai (632).
m- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng từ là một trăm năm mươi tám ngàn (158.000).
n- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng mẫu tự là năm triệu không trăm năm mươi sáu ngàn (5.056.000).
a- Trong 84.000 pháp uẩn, Tạng Kinh có 21.000 pháp uẩn, Tạng Luật có 21.000 pháp uẩn, và Tạng Vi diệu pháp có 42.000 pháp uẩn.
Ngày nay, các con số này cũng thấy được trích dẫn trong nhiều tác phẩm Phật học. Đây có phải là con số chính xác và khả tín không? Đã có vị Tăng Ni học giả nào nghiên cứu tường tận để chứng minh các con số này, hay không?
b- Tam Tạng Pāli gồm có một ngàn một trăm tám mươi ba (1.183) tụng phẩm (bhānavāra).
c- Tam Tạng Pāli có số lượng từ là hai trăm chín mươi lăm ngàn bảy trăm năm mươi (295.750).
d- Tam Tạng Pāli có số lượng mẫu tự là chín triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn (9.464.000).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.5/3/2017.

No comments:

Post a Comment