Monday, August 17, 2020

  Chanting the chanting means we reread the teachings of the Buddha, to understand the meaning and practice properly, so that we can create good results, chanting is also a practice for the three karmas (body, speech, and mind). peaceful.

China is a country with the music ceremony since ancient times. Before Confucius (551ttl-478ttl) period, there were I Ching, Thi, Thu, Ceremony, Music and Confucius writing the book Xuan Thu, who later called it Luc Ching. The ceremony and Chinese Music are nonetheless influential in Buddhist Music Ceremony, the use of drums, bells, and knots during the Buddha's ceremony, the chanting called the bell ceremony, the purpose of which helps those who attend the ceremony, Chanting is more sincere and solemn.

How to use bells during rituals

Meaning

The bell is always placed on the left hand side of a statue of a Buddha or a Bodhisattva, and on the right hand side. The caller called Duy na, the knocker called it Browse them.

The bell sounds a quiet sound, late at night listening to the bell will hear the bell, our hearts will be heard, serene, afflictions seem to dissipate. In the temple there are verses when calling for bells as follows:

May we try the bar of super magic world,

Set dark all the period,

Van tran tran pure witnesses,

It is imperative that beings become righteous awareness.

The poem is read when listening to the bell:

Van Chung said sorrowful thoughts,

The chief wisdom of Bodhi birth,

Ly Hell emits fire

Vow to become a Buddha. sentient beings

Judgment of Execution of Ba Ha (3 times)

(That is: May this bell ring everywhere, in the overcast Hell also be heard, in mortality to be purified, all sentient beings become enlightened and the following verse: Hear the bell , defilements lighten, wisdom increases, generates bodhicitta, leaves hell, is not burned by hell fire, vows to become a Buddha to free all sentient beings)

In the temple there is also a poem to read monks and nuns to practice:

 Van chung crouched start,

The guardian god of the yard,

The current situation is blessed with silver,

Lai spouse body.

(That is: Lying and listening to the bell and not getting up, making the Dharma protectors angry, in a life of poor blessings, in the next life it becomes a snake body).

So the bell is very important, again while chanting, the bell signaling to the participant that they are about to switch to recite another name, the end of a sutta or a shelf, to start prostrating as well as when standing up. rhythm. Sometimes in the long sutra there are sometimes bells to allow participants to stay awake while chanting.

Ceremony

After the Buddha's table has finished preparing incense, lamps, and fruit, the person who invites the bell will request 6 bells, which means to keep the six sense doors pure for chanting. Each time the master of the amnesty, sometimes a bell, when the master prostrates down, sometimes a bell and when the head of the ceremony touches the main hall, then ring the bell (knock on the ring with the stick and then keep the bell stick on the ring. bell, so that the sound of the bell does not ring.) When the bell rang, the host and everyone who attended stood up.

After the Celebration part, start on the bell as follows:

Previous bell:

Typing typing after the bell ends: - - - - - - - (four hours left, followed by two consecutive hours, finally one sound left)

Then the bell joins each other as follows: * - * - * - - - - *

The bell sometimes sounds for one hour and then another one, the bell has to stop waiting for three hours, the sound for the fourth, the fifth and the sixth sounds in a row, then the bell rings at the same time as the seventh sound.

Each time starting in the Sutta, Mantra or Verse, the drum starts hitting the 2nd, 4th and next sounds, for example:

How to use bells during rituals

The Opening Shelves

The noble dharma is very magical ...

Mõ continues to beat evenly with the beat, until the last sentence is about 5 or 7 hours.

… True Tathagata understands deeply.

Or such as:

... Pure great masses of Bodhisattva Ma Ha Slapping!

And the Bell when reciting each name of Buddha or Bodhisattva will sometimes ring a bell, so that people know that they will change to another Buddha or Bodhisattva title, in the long sutta, sometimes at the end of the sentence there should be a bell. At the end of each Sutta, Verse or Mantra, the occasional 3-hour bell is at the 5th, 3rd and last hour, as follows:

… True Tathagata understands deeply.

We should remember that, the instrument is used to keep the rhythm of the chant evenly, the instrument must type quickly or slowly depending on the Lord of the Lord, this person chants slowly, the instrument must type slowly, he chants quickly, the instrument must type quickly, the mantras because does not mean that should always chant quickly, the instrument must type faster than the sutra or the shelf. When reciting the Buddha's name 30 times or above that number, the Host will recite quickly, the instrument must type quickly. When the owner vows not to knock.

The bell is very important when chanting, used to inform the participant that the sutra is about to end, is about to switch to recite the next Buddha or Bodhisattva title. The person who invites the bell must pay attention to when the owner of the ceremony will request a bell, recite the names of Buddha, Bodhisattva or Mantra, the Host will lead them to recite 3 times, 7 times, 10 times, 21 times ... depending case, so pay attention, see the new amnesty for the bell. When the Sutras, Verses, and Mantras are about to end, the Host will recite, recite slowly, loosen, knock slowly, the caller will pay attention to sometimes 3 bells on the 5th, 3rd and last hours. same (if known).

While the person knocked, knocked on the wrong beat or was too fast or too slow, the caller turned the bell again, tapped the bell according to the chant, reciting the chant of the ceremony master, the knower followed according to that.

At the end of the sutra period, the person who requested the bell will request 1 moment and the last 3 hours to leave, symbolizing the preservation of the three karma always being pure. Lay people chanting at home, alone, the bell rituals are the same. Just the bell and the beat to let the dominant hand knock, the other hand calls for the bell, it is not necessary to be the same as said above. While reciting sutras, the bells must be set to level with the elbows, while sitting, the bells must be put down to the main hall, thus it is convenient for knocking.

 Conclusion

While chanting the Sutras, apart from the Host, the bells and the knots are very important, so they can keep the chanting rhythm evenly, thanks to the bell, the attendee knows the chant is about to end, recites the title, or when the Buddha's ceremony, bow down. , standing up rhythmically, creating a pure solemn atmosphere. Each of us needs to know the Rite of the Bells and Mocks to use, even though when chanting the Sutras alone, there is a Rite that will help the chanting time to be more solemn and sincere.END=NAM MO SHAKYAMUNI BUDDHA.( 3 TIMES ).GOLDEN AMITABHA MONASTERY=VIETNAMESE BUDDHIST NUN=THICH CHAN TANH.AUSTRALIA,SYDNEY.18/8/2020.VIETNAMESE TRANSLATE ENGLISH BY=VIETNAMESE BUDDHIST NUN=THICH CHAN TANH.

 Tụng kinh là chúng ta đọc lại lời Phật đã dạy, để hiểu ý nghĩa và thật hành cho đúng, nhờ thế chúng ta tạo được quả lành, tụng kinh cũng là pháp môn tu để cho tam nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh.

Trung Quốc là một nước có nền Nhạc lễ từ xa xưa, trước thời Khổng Tử (551ttl-478ttl) đã có kinh Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Khổng Tử viết sách Xuân Thu, người sau gọi đó là Lục kinh. Lễ và Nhạc Trung Quốc dù sao cũng có ảnh hưởng trong Lễ Nhạc Phật Giáo, cách dùng Trống, Chuông, Mõ trong lúc làm lễ Phật, Tụng kinh gọi là Nghi thức Chuông mõ, mục đích giúp cho những người tham dự hành lễ, tụng kinh được chí thành, trang nghiêm hơn.

Cách sử dụng chuông mõ trong khi hành lễ

Ý Nghĩa

Chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Nguời thỉnh chuông gọi là Duy na, người gõ mõ gọi là Duyệt chúng.

Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng động, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng động, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan. Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau:

Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới,

Thiết vi u ám tất giai văn,

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,

Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông:

Văn chung thinh phiền não khinh,

Trí huệ trưởng Bồ đề sanh,

Ly Ðịa ngục xuất hỏa khanh

Nguyện thành Phật độ. chúng sanh

Án Dà Ra Ðế Da Ta Bà Ha (3 lần)

(Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông nầy vang khắp nơi, ở Ðịa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thế được thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sanh đều thành bực chánh giác và bài kệ sau: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sanh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để độ hết chúng sanh)

Trong chùa còn có một bài kệ nữa để sách tấn Tăng, Ni tu hành:

 Văn chung ngọa bất khởi,

Hộ pháp thiện thần sân,

Hiện thế duyên phước bạc,

Lai thê thọ xà thân.

(Nghĩa là: Nằm nghe tiếng chuông mà không dậy, làm cho những vị thần hộ pháp giận, trong đời duyên phước kém, kiếp tới trở thành thân rắn).

Cho nên tiếng chuông rất quan trọng, lại nữa trong khi tụng kinh, tiếng chuông báo hiệu cho người dự được biết sắp chuyển qua niệm danh hiệu khác, sắp hết một bài kinh hay kệ, bắt đâu lạy xuống cũng như khi đứng lên được nhịp nhàng. Thỉnh thoảng trong bài kinh dài có thỉnh chuông để cho người dự tĩnh thức trong lúc tụng kinh.

Nghi Thức

Sau khi bàn Phật đã chuẩn bị xong về nhang, đèn, hoa quả, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông, có nghĩa là giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi lần vị chủ lễ xá, thỉnh một tiếng chuông, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chánh điện thì dập chuông (dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe dập chuông thì vị chủ lễ cũng như mọi người tham dự cùng đứng lên.

Sau phần Ðãnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau:

Chuông thỉnh trước:

Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: – – – – – – – (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra)

Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: * – * – * – – – – *

Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy.

Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, bài Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ:

Cách sử dụng chuông mõ trong khi hành lễ

Kệ Khai Kinh

Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu …

Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp, đến khi câu cuối còn chừng 5 hay 7 tiếng, đánh lơi ra và trước tiếng cuối cùng, mõ đánh hai tiếng liền nhau như sau:

… Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Hoặc chẳng hạn như:

… Thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát Ma Ha Tát!

Còn Chuông khi chấm dứt niệm mỗi danh hiệu Phật hay Bồ Tát sẽ thỉnh một tiếng chuông, để người ta biết là sẽ sang qua danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác, trong bài kinh dài, thỉnh thoảng cuối câu nên thỉnh một tiếng chuông. Chấm dứt mỗi bài Kinh, Kệ hay Chú, chuông thỉnh 3 tiếng ở vào tiếng thứ 5, tiếng thứ 3 và tiếng chót, như sau:

… Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Chúng ta nên nhớ rằng, mõ dùng để giữ nhịp tụng cho đều, mõ gõ nhanh hay chậm tùy theo vị Chủ lễ, vị nầy tụng chậm, mõ phải gõ chậm, vị nầy tụng nhanh, mõ phải gõ nhanh, những bài Chú vì không có nghĩa nên bao giờ cũng tụng nhanh, mõ phải gõ nhanh hơn bài Kinh hay Kệ, khi Niệm danh hiệu Phật 30 lần hay trên số đó, vị Chủ lễ sẽ niệm nhanh, mõ phải gõ nhanh. Khi chủ lễ phục nguyện không gõ mõ.

Tiếng chuông rất quan trọng khi hợp tụng, dùng để báo cho người dự biết bài kinh sắp chấm dứt, sắp chuyển sang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát kế tiếp. Người thỉnh chuông phải chú ý xem khi nào vị Chủ lễ xá thì thỉnh một tiếng chuông, về niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát hay Chú, vị Chủ lễ sẽ dẫn chúng niệm 3 lần, 7 lần, 10 lần, 21 lần … tùy trường hợp, do đó nên để ý, thấy vị Chủ lễ xá mới thỉnh chuông. Bao giờ khi bài Kinh, Kệ, Chú sắp chấm dứt, vị Chủ lễ sẽ tụng, niệm chậm, lơi dần ra, mõ theo đó gõ chậm, người thỉnh chuông chú ý thỉnh 3 tiếng chuông vào tiếng thứ 5, thứ 3 và cuối cùng (nếu biết).

Trong khi người gõ mõ, gõ sai nhịp hoặc nhanh quá hay chậm quá, người thỉnh chuông trở dùi chuông lại, gõ nhẹ vào chuông theo nhịp tụng, niệm của vị Chủ lễ, người gõ mõ nương theo đó mà gõ cho đúng.

Khi chấm dứt thời kinh, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 1 hồi và 3 tiếng rời sau cùng, tượng trưng cho sự gìn giữ tam nghiệp luôn được thanh tịnh. Cư sĩ tụng kinh tại gia, có một mình thôi, Nghi thức chuông mõ cũng y như vậy. Chỉ riêng chuông và mõ để thế nào cho tay thuận gõ mõ, tay kia thỉnh chuông, không nhất thiết phải để y như trên kia đã nói. Trong khi quỳ tụng kinh, thì chuông mõ phải để ngang với cùi chỏ, còn ngồi thì chuông mõ phải để xuống nền Chánh điện, như vậy mới thuận tiện cho việc gõ mõ.

 Kết

Trong khi tụng Kinh, ngoài vị Chủ lễ ra, tiếng Chuông, Mõ rất quan trọng, nhờ mõ giữ nhịp tụng đuợc đều, nhờ chuông người dự biết bài tụng sắp chấm dứt, chuyển niệm danh hiệu, hoặc khi lễ Phật, lạy xuống, đứng lên đuợc nhịp nhàng, tạo thành không khí trang nghiêm thanh tịnh. Mỗi chúng ta cần phải biết Nghi thức Chuông Mõ để sử dụng, dù cho khi tụng Kinh chỉ một mình, nhưng có Nghi thức sẽ giúp cho thời tụng kinh đuợc trang trọng, chí thành hơn.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.THICH NU CHAN TANH.AUSTRALIA,SYDNEY.18/8/2020.