Những điều cần biết khi thính Pháp hay thỉnh Chư Tăng thuyết Pháp.
Hỏi: Những điều cần biết khi thính Pháp hay
thỉnh Chư Tăng thuyết Pháp.
(Câu
thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-1-2014, Minh Hạnh chuyển
biên)
TTGiác Đẳng: Chúng tôi muốn chia sẻ một số
điều mà một người Phật tử biết đạo biết đi chùa nên biết (ở những quốc gia Phật
giáo thì ai cũng biết nhưng người Phật tử Việt Nam thường khi thì không biết
những điều này). Đây là những điều ghi trong giới luật của một người tu sĩ khi
nói Pháp cho qúi Phật tử.
Một
người tu sĩ hiểu Giới Luật Tỳ Kheo thì có những trường hợp không nói pháp cho
người Phật tử nghe được nên im lặng hoặc tìm cách nói lảng. Khi một vị tu sĩ
thuyết pháp với lòng tôn kính Pháp và tuân giữ theo Luật của Đức Phật Ngài ban
hành thì trong những trường hợp như vầy cũng phải nói rằng rất là tế nhị để
tránh đi:
***
Trong Giới Luật cấm vị Tỳ Kheo không nên nói Pháp cho những người ở trong tay
đang cầm dao, cầm gậy, cầm vũ khí. Điều đó có nghĩa nếu qúi vị đi đường có cầm
cây gậy hay là đang nấu bếp tay cầm dao mà muốn hỏi đạo Chư Tăng thì nếu thật sự
nghiêm túc muốn nghe thì bỏ những thứ đó xuống. Vấn đề là, có khi người ta nghe
Pháp có điều gì bất mãn thì họ có thể dùng những thứ đó làm vũ khí để họ đánh vị
tu sĩ. Nhưng ở đây chúng ta không nói như vậy, nhưng trong cung cách nếu một
người nghe Pháp hỏi đạo mà trong tay cầm dao cầm gậy thì thật sự là không nên
hỏi vì trường hợp này Chư Tăng không được thuyết pháp.
Chúng
tôi biết tại các quốc gia Phật Giáo đôi khi có trường hợp một người cư sĩ đưa
một người Tăng sĩ lên núi và khi họ đi thì họ cầm gậy chống nhưng đến chỗ nào
cần hỏi đạo thì họ đứng lại và để cây gậy xuống một khoảng cách rồi họ chấp tay
lên hỏi đạo thì như vậy là những người đó có tu ở trong chùa nên họ biết. Chúng
ta có nhiều khi đi đâu mà nghe Chư Tăng nói Pháp, thí dụ như qúi Phật tử đi hành
hương leo lên núi Linh Thứu có vài vị xách theo cây gậy rồi khi Chư Tăng bắt đầu
giảng thì qúi vị cứ cầm gậy đứng đó. Thì không phải vì vấn đề an ninh nhưng trên
một phương diện nào đó thì không đẹp khi Chư Tăng đang thuyết pháp mà qúi vị
nghe mà qúi vị cầm dao cầm gậy vũ khí ở trên tay thì cái đó là cái nên để
ý.
***
Một điều nên để ý nữa là: Nếu một người cung kính Pháp thì không nên hỏi Pháp
khi vị tu sĩ đang đứng ngoài nắng đầu trần mà người cư sĩ che dù hoặc đội nón
hoặc người cư sĩ mang dép, nếu vị sư mang giầy dép thì qúi vị mang giầy dép
không có sao, nhưng nếu Chư Tăng để đầu trần chân không mà qúi vị lại mang giầy
dép đội nón thì chuyện đó không có thích hợp để Chư Tăng thuyết pháp. Tại vì
trên phương diện nào đó một sự cung kính đặc biệt là chúng ta cung kính đối với
người thuyết pháp mà vị đó ở trong điều kiện không tiện nghi mà một người nghe
Pháp thì đầy đủ tất cả những tiện nghi như vậy thì điều đó không nói lên được
lòng cung kính của mình. Nên rất thường tại các quốc gia Phật giáo người ta
không có đội nón không mang giày vào trong sân chùa hay là vào trong chánh điện.
Việc bỏ nón, sập dù xuống, đi chân không đi vào trong chánh điện là truyền thống
bởi vì thường các vị tu sĩ không có đội nón không có đi dép ở trong chánh điện.
Chuyện đó thì chúng ta cũng nên nhớ, nếu qúi Phật tử thấy trường hợp nào đó mà
qúi vị đang đội nón qúi vị hỏi đạo Chư Tăng mà Chư Tăng không trả lời thì qúi vị
hiểu là như vậy.
***
Có những trường hợp, nếu Chư Tăng đi ở ngoài đường đi ở giữa đường mà qúi vị đi
ở trong lề mà qúi vị hỏi đạo Chư Tăng cũng không nói pháp được. Tức là mình nói
pháp mà mình đi nơi xe cộ đang chạy ở giữa đường rất nguy hiểm nên lúc đó là lúc
phi thời không phải là lúc để nghe Pháp Chư Tăng. Ngày xưa lề đường dành cho
những người lớn đi và ở ngoài lộ thì dành cho những người nhỏ hơn. Do vậy thường
thường nên biết là nếu Chư Tăng đi ở bên ngoài giữa đường qúi vị đi ở trong lề
thì không nên hỏi pháp.
***
Hoặc giả là Chư Tăng ngồi ở phía sau hay là đi phía sau mà người đi ở phía trước
(tức là người đi trước thường là người dẫn đường) người đi trước hỏi gióng lại
phía sau thì trường hợp đó trong luật Chư Tăng không giảng pháp được.
Qúi
vị để ý như vầy, chuyện này rất thường xảy ra, đôi khi trong xe tài xế và người
ngồi ngang với tài xế ngồi phía trước rồi Chư Tăng ngồi phía sau, hỏi đạo Chư
Tăng nói tới thì thật ra trừ trường hợp người bịnh, người bịnh chúng tôi nói là
người đó họ ngồi phía sau bị ói mửa buồn nôn họ không chịu nổi thì họ phải ngồi
phía trước thì Chư Tăng nói pháp được, còn bình thường nếu một người bình thường
mà ngồi ở phía trước ngang với tài xế mà hỏi vọng Chư Tăng mà đặc biệt Chư Tăng
ngồi tuốt phía sau nói thì điều đó không hợp đạo.
***
Cũng nên để ý một điểm nữa là, hoặc giả là Chư Tăng ngồi ở dưới qúi vị ngồi ở
trên giường để nói đạo, hoặc giả là Chư Tăng ngồi ở dưới qúi vị ngồi trên võng
hỏi đạo thì đó cũng không phải cung cách khi mình hỏi Pháp. Mình phải có sự cung
kính Pháp. Trong trường hợp một vị tỳ kheo thuyết pháp như vậy chẳng những phạm
luật mà còn thiếu sự tôn kính đối với Pháp Bảo. Ví dụ, Chư Tăng ngồi trên một
băng ghế nào đó một người Phật tử khác ngồi trên võng thường thường trong sự
thân thiện chúng tôi đi trong rừng có nhiều khi Phật tử ngồi trên võng có người
khênh rồi sẵn tiện họ hỏi Pháp, thì lúc đó Chư Tăng phải đánh trống lãng đi chỗ
khác chứ không giảng.
***
Qúi vị nên nhớ kỹ một cung cách là khi Chư Tăng ngồi thuyết pháp Phật tử ngồi
trên ghế chéo chân hay tư thế của tay chân không thích hợp chúng ta tạm gọi là
vẻ nghênh ngang thì cách đó Chư Tăng cũng không nói Pháp. Chư Tăng không được
nói Pháp với một người có thái độ như vậy. Ngồi nghe Pháp thì phải ngay ngắn có
tâm thành cung kính. Người Tây Phương cũng có cách ngồi chéo chân khi gặp gỡ
nhau, cách đó chỉ tốt về phương diện ngoại giao để cho thấy rằng mình không có
mặc cảm trước người đối tác với mình. Nhưng trên phương diện nghe Pháp thì Chư
Tăng nói Pháp một người nào đó mà ngồi chống nạnh hay là ngồi chéo chân thì cử
chỉ đó không có đẹp và không thích hợp để Chư Tăng nói Pháp.
***
Và cũng nhớ rằng khi Chư Tăng ngồi chỗ thấp mà một người ngồi chỗ cao để nói
Pháp thì Chư Tăng cũng không nên thuyết như vậy.
Sinh
hoạt trong chùa có luật gọi là Thuyết Giới tức là tụng giới bổn hàng tháng có lễ
Phát Lồ Chư Tăng tụng giới bổn và khi Chư Tăng tụng thì vị tụng giới bổn phải
ngồi chỗ cao nhất, cao hơn thầy cả trong chùa cao hơn vị trưởng lão tức là phải
chêm một cái gối rất cao ở giữa cho vị thuyết giới ngồi tụng giới, ở các quốc
gia Phật Giáo thường dùng pháp toạ, pháp tọa là chỗ rất cao trọng cho dù là một
vị sadi thuyết pháp đi nữa thì cũng phải ngồi trên pháp tọa cao và Chư Tăng ở
dưới, không phải vì vị sadi đó lớn hơn mà tại vì đó là sự cung kính đối với Pháp
Bảo. Thí dụ như sinh hoạt ở trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma TTTuệ Siêu là người
lớn hay chúng tôi khi thỉnh ĐĐ. Pháp Tín thuyết Pháp thì phải nói "kính thỉnh
ĐĐ. Pháp Tín thuyết pháp". Đó không phải là xưng hô bình thường của một vị lớn
đối với vị nhỏ hạ hơn nhưng khi ở pháp toà đang giảng pháp chúng tôi phải có sự
tôn kính đối với vị thuyết pháp đó là cái nguyên tắc.
Điều
rất quan trọng đó là, không biết vị thuyếp pháp ở ngoài hạ lạp như thế nào, tuổi
tác như thế nào, mà vị đó là vị giảng Kinh để giảng Pháp thì mình kính trọng vị
đó tức là kính trọng Pháp.
***
Rồi khi nghe pháp thì phải để ý, có những trường hợp ngoại lệ thí dụ như người
bịnh, họ nằm họ ngồi thì mình thuyết pháp được. Nhưng nếu một người không bịnh
mà họ nằm còn mình ngồi thuyết, thí dụ như thân thiết với nhau rồi vị đó nằm và
hỏi đạo thì mình không thuyết pháp được chỉ khi nào vị đó bịnh thì có thể là
mình đứng.
Đây
là những điều liên quan đến giới luật chúng tôi chia sẻ với qúi Phật tử. Tất cả
chúng ta nên nhớ một điều rằng một ở trong những điều làm cho Phật Pháp được
hưng thịnh là lòng cung kính và cung kính đây là cung kính Phật, cung kính Pháp,
cung kính Tăng, cung kính học giới, cung kính thiền định, và cung kính lễ
tân.
Ở
thời nào người ta thiếu đi lòng cung kính mà chúng ta gọi là "mạt cưa, mướp
đắng, dùi đục, mắm nêm" tức là lòng cung kính không còn nữa thì đó là dấu hiệu
của sự suy tàn. Thì ở đây chúng ta cũng phải nói một điều rằng một ở trong những
điều chúng ta có thể làm cho Phật Pháp được hưng thịnh là tất cả chúng ta nên
giữ lòng cung kính đối với Phật Pháp. Sự cung kính đối với Phật Pháp qua nhiều
hình thức nhưng những điều chúng tôi vừa nói là những điều chúng ta phải cẩn
trọng, có khi Chư Tăng biết mà qúi Phật tử không biết ,và trong những trường hợp
không thích hợp thì Chư Tăng hay giữ im lặng.
Nhiều
khi qúi Phật tử không biết tại sao Chư Tăng im lặng không nói, tại vì lúc đó nói
cũng kỳ. Thí dụ như là Chư Tăng đang đứng mà qúi Phật tử ngồi chẳng lẽ chúng tôi
nói qúi vị hoan hỉ đứng lên. Hay là qúi vị đang đội nón chúng tôi đầu trần chúng
tôi nói qúi vị hoan hỉ bỏ nón xuống hay là bỏ dép ra v.v... thì chuyện đó cũng
không tiện nói, tốt hơn hết là nói sang chuyện khác đánh trống lảng và không đi
vào đề tài Phật Pháp.
Và
cũng tương tự như vậy, tất cả chúng ta trong hoàn cảnh nào thì cũng nhớ rằng
chúng ta có cung kính đối với chánh pháp thì chánh pháp mới trường tồn và Phật
Pháp có trường tồn thì thật sự chúng ta mới được sống ở trong ánh sáng nhiệm màu
của Phật Pháp. Còn nếu chúng ta xem thường Phật Pháp xem thường những điều mình
học thì là dấu hiệu của sự suy tàn và chúng ta cũng là người nhận lấy cái hệ quả
của sự suy tàn đó ./.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY=29/9/2014.
No comments:
Post a Comment