Những yếu điểm mà các Giảng Sư cần phải nhớ
1. Tâm niệm vị tha vì đạo, không cần danh lợi cá nhân.
2. Cử chỉ phải đàng hoàng và gương mẫu.
3. Phải luôn luôn hoan hỷ (dù gặp nghịch cảnh) và kiên nhẫn trong mọi trường hợp.
4. Khi giảng giọng nói phải rõ ràng và dứt khoát (khoa học và đại chúng).
5. Từ điệu bộ cho đến giọng nói phải hấp dẫn, lâu lâu phải có những lời nói vui.
6. Giảng sư phải làm cho lớp giảng linh hoạt, muốn cho mọi người chăm chú nếu phải có bảng đen
2. Cử chỉ phải đàng hoàng và gương mẫu.
3. Phải luôn luôn hoan hỷ (dù gặp nghịch cảnh) và kiên nhẫn trong mọi trường hợp.
4. Khi giảng giọng nói phải rõ ràng và dứt khoát (khoa học và đại chúng).
5. Từ điệu bộ cho đến giọng nói phải hấp dẫn, lâu lâu phải có những lời nói vui.
6. Giảng sư phải làm cho lớp giảng linh hoạt, muốn cho mọi người chăm chú nếu phải có bảng đen
7. Phải xem bài thật kỹ.
8. Những điều cần chú ý :
• Không nên chạm thời cuộc
• Không nên chạm các đảng phái tôn giáo
• Không nên chạm tự ái cá nhân.
• Khi tỷ dụ cái gì xấu phải ám chỉ cho mình, cái gì tốt nên chỉ cho người.
• Lời nói luôn luôn dè dặt.
8. Những điều cần chú ý :
• Không nên chạm thời cuộc
• Không nên chạm các đảng phái tôn giáo
• Không nên chạm tự ái cá nhân.
• Khi tỷ dụ cái gì xấu phải ám chỉ cho mình, cái gì tốt nên chỉ cho người.
• Lời nói luôn luôn dè dặt.
MỘT GIẢNG SƯ BAN BỐ GIÁO PHÁP PHẢI CÓ ĐỦ 10 ĐỨC:
1. Khôn khéo biết nghĩa lý của giáo pháp.
2. Hay vì chúng sanh mà tuyên nói giáo pháp.
3. Ở trong chỗ đông người không sợ sệt.
4. Biện tài vô ngại (thông suốt nội giáo lẫn ngoại giáo).
5. Phương tiện khéo léo để mà nói.
6. Theo giáo pháp thực hành giáo pháp.
7. Oai nghi đầy đủ.
8. Dũng mãnh, mạnh mẽ, ròng rặc tiến tới, không thối lui trong việc giáo hóa.
9. Thân tâm đừng nghĩ đến sự mỏi mệt.
10. Thành tựu oai thần của mình và người.
PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG
I. Chuẩn Bị Xa Cho Một Buổi Giảng
Yếu tố tự tạo tối cần cho việc diễn giảng, nhưng việc tập luyện, chuẩn bị cho việc diễn giảng lại càng quan trọng hơn. Chuẩn bị ở đây có nghĩa là đào tạo về nhiều phương diện, nói khác hơn là huấn luyện từ trước, để đến lúc lên pháp tòa không còn ngượng ngịu, ấp úng.
1. Am tường giáo lý – chuẩn bị kiến thức:
- Một luật sư chắc chắn phải am hiểu Luật học.
- Một kinh tế gia chắc chắn phải hiểu tường tận về kinh tế học.
- Một giảng sư, việc đầu tiên là phải am tường giáo lý. Chưa đủ, khác hơn với Luật gia, Kinh tế gia v.v…, một Giảng sư phải thông hiểu càng nhiều càng tốt. Phải gia tâm nghiên cứu, sưu tầm các môn học khác: Tôn giáo, Triết lý, Văn học, Xã hội v.v… Đọc càng nhiều các loại sách: học làm người, tư tưởng Đông Tây, truyện cổ…, những loại sách có thể giúp kiến thức phát triển làm nền tảng vững chắc cho việc diễn giảng (tránh tiểu thuyết).
Nhưng đọc sách phải có nghệ thuật:
- Ý thức đọc sách tối cần, nhưng có nhiều sách đọc mất thì giờ, đọc bị đầu độc.
- Đừng đọc nhiều quá mà tiêu hóa không kịp.
- Đừng đọc nhiều quá cũng đừng đọc ít quá.
- Đọc với sự chú ý, với trí tìm hiểu, với óc phẩm bình – với ngụ ý đọc để mà học.
- Đọc và lấy note toát yếu – chép dàn bài ghi tư tưởng hay sưu tập danh ngôn.
- Tránh lối đọc để khoe “tôi đọc nhiều sách”
2. Luyện trí nhớ:
Trí nhớ cung cấp cho ý tưởng, ý niệm, nhờ đó xây dựng được lý luận – Ký ức nghèo kém quá thì lấy đâu để thuyết giảng. Có nhiều cách luyện trí nhớ, song đây là những phương pháp chính yếu:
a. Khéo đặt câu hỏi.
b. Lặp đi lặp lại.
c. Khắc sâu hình ảnh hoặc cảm tưởng trong trí óc mình. Ví dụ: Cây mai, cây mận.
d. Liên tưởng.
e. Đọc lớn tiếng.
f. Đọc làm nhiều lần, mỗi lần mỗi phút, mau nhớ và nhớ lâu hơn là đọc một lúc trong vài ba tiếng đồng hồ.
g. Chịu khó học thuộc lòng.
h. Tránh những phá hoại trí như thức khuya quá hoăc hút thuốc nhiều.
3.Luyện giọng:
Con nít mới lọt lòng mẹ chỉ biết khóc la, nghĩa là phát ra những âm thanh không có gì rõ rệt, tuy vậy dần dần nó nói được. Một Giảng sư muốn thu hút thính giả từ chỗ mê mờ đến ngộ đạo, đạt đạo, không thể không quan tâm đến giọng nói. Tư tưởng dù hay đến đâu, vẫn không thu đạt được kết quả như ý nếu không diễn đạt được giọng nói tình cảm.
Giọng nói khàn khàn, ồ ồ tiếng trống tiếng mái cà lăm, nói liệu thì chẳng những không lôi cuốn được ai mà vô tình chọc cười cho thính giả. Luyện giọng không khó, nhưng không phải luyện cho được chất giọng mê hồn của ca sĩ, mà cốt để làm hơi phát âm được phong phú, làn hơi dài và ấm, giúp ta phô diễn được phân minh và có điệu nhạc tùy ý nghĩa tâm tình, đạt được những gì muốn nói.
Vì thế nếu giọng nói không được trong, đều và ấm thì nên cố gắng luyện bằng cách:
a. Tập hét lớn giữa đồng trống hoặc bãi biển.
b. Tập thể dục, chú trọng hít thở nhiều vào buổi sáng: Đứng thẳng người lên, ưởn ngực tới, hít đầy, thật đầy rồi nín thở vài giây, 30 lần mỗi buổi sáng.
c. Tập đọc, tập nói nhiều theo giọng điệu tự nhiên.
4. Âm điệu:
Đặc biệt nổi bậc nhất là tiếng nói của con người được lồng khuôn trong âm nhạc. Người ta cảm thông nhau bằng giọng nói; khi van nài, từ chối, khi buồn thảm, vui tươi, khi khoan thai, dòn dã… Trong việc xã giao hằng ngày quan trọng như thế, thì trên pháp tòa cũng không kém. Lời nói có âm điệu, dịu sắc mà hùng, ấm, làm sao cho sáng tỏ ý tưởng, dễ nhận thức hơn, dễ thu hút và gây cảm tình ngay với thính giả.
Nói xuôi xị, ngay đơ như cán cuốc, nói lờ đờ, rên rên… thì khó tìm được thính giả chấp nhận. Vì thế phải chuẩn bị tập đọc thật nhiều, khi một mình trong phòng vắng hay giữa đồng trống, sửa soạn âm điệu, cao, thấp, trầm, hùng. Tập cho đến khi trở thành thói quen.
Lời nói có lúc êm như suối đàn, có lúc hùng cường như thác đổ, hết than thở đến ngạc nhiên, lúc nào cũng pha màu hỉ, nộ, ái, ố, lạc…
5. Làm quen hay đọc sách của nhiều Pháp sư, Giảng sư hay diễn giả danh tiếng:
Đừng bỏ qua những cơ hội tốt mà không tham dự được những buổi thuyết pháp, diễn thuyết của những Pháp sư, Giáo sư tên tuổi, những buổi nói chuyện của những nhân vật lừng danh trong các ngành khoa học, văn chương, nghệ thuật. Mỗi người đều có những bí quyết giúp họ thành công.
Có vị hấp dẫn bằng điệu bộ. Có vị chinh phục bằng giọng nói, bằng những lặng thinh đúng lúc. Có vị thu hút bằng lời văn phong phú, nhẹ nhàng, êm dịu v.v… Tất cả đó là những bài học quý giá nhất của mỗi vị Giảng sư. Cứ mỗi lần dự nghe một buổi diễn giảng là một lần hun đúc thêm cho mình nhiều kinh nghiệm, tích trữ lâu dần thành kho tàng kinh nghiệm quý báu.
6.Thu thập tài liệu.
Nhiều tài liệu quý báu ta biết từ lâu, xem qua từ lâu, nhưng lúc cần dùng thì quên mất. Soạn bài giảng nếu tài liệu thiếu kém quá làm sao nội dung bài giảng vững chắc, phong phú được. Vì thế, ngoài kinh điển đã học, để giúp trí nhớ nên lấy những ý chính, những điều cần chú ý ghi vào cái thẻ, gọi là thẻ tài liệu. Dùng thẻ này để chép những ý tưởng thâm thúy, những kinh nghiệm, lời văn và thích dụng. Ngoài ra còn dũng một thẻ thư tịch để ghi những điều cần nhớ về một cuốn kinh, cuốn sách như tên tác giả, năm xuất bản, tên nhà xuất bản.
Một vài quy tắc cần yếu khi lập thẻ:
a. Dùng những thẻ cứng khoảng 8 đến phân 12 phân, sắp đứng vào những hộp dài hay những hộp chuyên để đựng thẻ.
b. Dùng một mặt của thẻ, chừa mặt sau ra để thêm bớt điều gì.
c. Mỗi thẻ ghi một đề, ghi tổng hợp, toát yếu.
d. Muốn trích một đoạn văn bản phải ghi rõ: tên tác giả, nhà xuất bản, đoạn mấy, trang mấy.
e. Đừng tham lam khi lập thẻ – chỉ ghi những gì thực trọng yếu thôi.
f. Nếu toát yếu những bài giảng nổi tiếng, chép kỹ một số danh ngôn, để có dịp trưng dẫn làm hậu thuẫn.
g. Phải thường đọc đi, đọc lại các điều ghi trong thẻ để khi hữu dụng mới nhớ mà dùng.
h. Thẻ thường dùng ít nhất 4 màu: xanh, đỏ, trắng, vàng:
Xanh: Để khi những lời tán thưởng đường lối của mình.
Đỏ: Để ghi những lời có tính cách phản đối.
Trắng: Ghi những lời, điều mà mình chấp nhận và cho là đúng.
Vàng: Ghi những điều còn nghi ngờ.
7. Bồi bổ sức khỏe:
Chuẩn bị xa cho việc diễn giảng, vấn đề sức khỏe cũng không thể không lưu ý. Giảng là trình bày những ý tưởng, những giáo lý sâu sắc của Phật đà. Nhưng làm sao có tư tưởng đó nếu đầu óc bệnh hoạn, tinh thần suy nhược, không thu nhập được kiến văn. Làm sao lời nói giàu âm hưởng nếu bộ phổi tép, suy nhược. Làm sao có văn khí lôi cuốn nếu thân thể uể oải, con người nặng như chì.
Không phải đợi đến lúc gần lên pháp tòa rồi mới tẩm bổ vài ly nước cam tươi, chích thuốc bổ, ngủ nghỉ dạo mát mà điều cần là phải chuẩn bị sức khỏe từ lâu trước.
- Cần dinh dưỡng, ăn uống tiết độ.
- Đừng làm việc quá mệt.
- Tránh thức khuya quá.
- Ít ăn tiêu, gừng.
- Gìn giữ các cơ quan phát thanh: cửa họng, thanh quản, màng gà, lưỡi, răng và môi.
8. Trau dồi tư cách:
Giáo lý giỏi, giọng tốt, sức khỏe đầy đủ, âm điệu rung cảm đến đâu nhưng thiếu chuẩn bị tư cách là coi như mất tất cả.
Thiếu gì người nói hay, thiếu gì người có tướng tốt, thiếu gì người tài ba lỗi lạc, nhưng nghe đến cái “tên” người ta đã lắc đầu, bĩu môi khinh bỉ…
Trong giảng đường pháp sư đang thao thao bất tuyệt, đang phun châu nhả ngọc mà thính giả tỏ ra lạnh nhạt, lại còn bàn tán xôn xao: “Thiếu tư cách”…
Như vậy, có phải do học vấn học uyên thâm, nói lời hoa mỹ, bộ tướng đẹp đẽ mà có thể chinh phục được nhân tâm đâu?
Biết vị nào có “đời tư” bê bối, một tác phong “ghẻ lở”, hoặc tiềm ẩn, hoặc phát hiện trên pháp tòa, đều bị thính giả nghi kỵ và nghe như nước đổ lá môn. Bản tính con người tự nhiên hướng về sự kính phục con người đạo đức của tư cách thanh nhã. Nếu ai có được điều kiện này, buổi giảng tự nhiên được thính giả lưu ý.
Ai có thể tin phục được người tham lam đi giảng đức công bình, từ bi, bác ái? Người hung ác đi dạy làm việc thiện? Người giọng điệu đầy kiêu khí, kiêu mạn mà dạy quần chúng khiêm nhường, lễ độ, nhẫn nhục.
Có tự giác mới có khả năng giác tha. Có tánh thiện từ trong tâm linh mới thánh hóa được kẻ khác.
II. Trước Một Buổi Giảng
1. Đặt đề tài sửa soạn dàn bài:
Dù lỗi lạc đến đâu trong khi giảng cũng phải có một dàn bài trước. Dàn bài hoặc viết, hoặc cưu mang trong trí… mà nhất định phải có.
Thuyết pháp là gì? Là một dịp để bàn với Phật tử, với những người chưa hiểu đạo được am hiểu giáo lý đạo Phật, dồn vào tâm não họ một ý lực, hướng dẫn hành vi và lời nói của họ quay về với đạo, am hiểu giáo lý sâu sắc để thực hành.
Khi đặt chủ đề rõ rệt mới tập trung ý tưởng lại thành một mặt trận duy nhất để chinh phục. Các ý con phải được trật tự hóa để yểm trợ cho ý mẹ. Các ý mẹ được thống nhất hóa trong một hệ thống để biện minh cho chủ đề.
Tránh tham lam, đang bàn đề này lại lo xét đề khác hay phải cái tật bị chi tiết dẫn dắt làm rơi chủ đề.
Có nhiều cách làm dàn bài nhưng đại khái đều dựa vào những nguyên tắc chính yếu này:
a. Nhất trí dồn về biện minh một vấn đề.
b. Các ý mẹ gồm nhiều ý con liên lạc nhau tự nhiên bằng những mối dây nguyên nhân, kết quả.
c. Các phần chia trong dàn bài, tùy điểm quan trọng mà phân chia dài ngắn, nhưng bao giờ cũng phải cân đối, tránh đầu voi, đuôi chuột.
d. Coi chừng lặp lại vô ích.
e. Ý hay, chuyện lạ, lời đẹp đến đâu mà không ăn thua gì đến vấn đề thì phải hy sinh.
f. Đại khái một dàn bài có 3 phần: Nhập đề – Thân đề – Kết luận.
• Nhập đề: Nên gồm 3 phần: Mở đề – Đặt đề – Chuyển đề.
• Thân đề: Gồm các phần định nghĩa, giải thích, phân loại trình bày ý kiến các tôn giáo khác, người khác…, dẫn chứng để bài phá, để đề cao lập trường, chuyển đoạn khéo.
• Kết đề: Tóm tắt, mở rộng vấn đề và gợi hành động quả quyết, chiết trung.
Nhập đề: có hai lối nhập:
1. Trực khởi: Định nghĩa – Giải thích.
2. Lung khởi: Bằng cách suy diễn, quy nạp tương đồng, tương phản v.v… (coi chừng thời gian).
Thân đề: Muốn được một thân đề thường thường phải dùng các phương pháp như: 1) Suy Luận. 2) Tỷ dụ. 3) Lý chứng danh ngôn.
1) Suy luận: Tam đoạn luận – Lưỡng đạo luận – Liên châu luận.
a. Tam đoạn luận: là phép rất thường dùng trong môn toán học với định đề hễ A và B đều bằng C thì A và B cùng bằng nhau.
Ví dụ: Làm người (A) thì phải chết (B). Tôi (C) là người (A), vậy tôi (C) sẽ chết (B)
Nghĩa là: A=B
C=A
Vậy là C= B
Ta đưa ra một chân lý chung (làm người thì ai cũng phải chết: đoạn thứ nhất, rồi đưa một chân lý riêng (tôi là người: đoạn thứ nhì) và kết luận rằng chân lý chung áp dụng vào trường hợp riêng đó được (Vậy tôi sẽ chết: đoạn thứ ba)
Hết thảy có ba đoạn: nên gọi là Tam đoạn luận.
b. Lưỡng đoạn luận:(pháp song quan) khi muốn bác lý luận của ai, dồn họ vào chỗ bí. Ta lấy một điều gì chứng minh là đúng và chứng minh rằng điều trái với điều ấy là sai hoặc xấu, hoặc không thể có được.
Ví dụ: Muốn khuyên người không nên đánh bạc, ta có thể lý luận:
“Nếu ta tập đánh bạc thì một là ta phải chống cự với máu cờ bạc, hai là ta phải để cho nó sai khiến ta. Chống với nó thì ta sẽ phải khổ sở lắm vì ta luôn luôn phải phấn đấu với ta; còn để nó sai khiến ta sẽ mất hết cả nhân phẩm của ta đi. Cho nên đừng tập thói đó là hơn cả.
c. Liên châu luận:
Ta sắp những xét đoán của ta thành một chuổi, cứ kết thúc của xét đoán thứ nhất thành tiền đề của xét đoán thứ nhì, kết thúc của xét đoán thứ nhì thành tiền đề của xét đoán thứ ba v.v…
Ví dụ: Ai không nghi ngờ gì hết (A) thì không tìm tới để hiểu biết (B). Ai không tìm tới để hiểu biết (B) thì không thấy gì hết (C). Không thấy gì hết (C) thì không biết gì hết. Có mắt như đuôi (D). Vậy ai không nghi ngờ gì hết (A) thì là người đui (D).
Tóm lại: A = B (1)
B = C (2) Vậy A = D
C = D (3)
(B) là kết thúc của xét đoán thứ nhất (1) thành ra tiền đề của xét đoán thứ hai (2)…
2. Tỷ dụ: dùng các tỷ dụ rút trong lịch sử – văn chương cổ kim – kinh nghiệm thực tế – chuyển cổ.
3. Lý chứng danh ngôn: Dùng những ca dao tục ngữ, tư tưởng của những vĩ nhân, thánh nhân, triết gia, Phật ngôn để yểm trợ cho tư tưởng của mình.
Có hai lối trương dẫn danh ngôn: 1- Mặc nhiên, minh nhiên. Mặc nhiên: trương dẫn mà không có xuất xứ câu văn được trích. Minh nhiên: trương dẫn có chỉ rõ xuất xứ.
KẾT ĐỀ: Phần kết không kém phần quan trọng cho buổi giảng, vì nó đúc kết các lý chứng minh đã được trình bày để nhấn mạnh cho thính giả chấp thuận. Vì thế, kết để cố nhiên không vượt ra ngoài toát yếu.
B. Tìm ý: Khi đặt đầu đề để làm dàn bài, khi làm dàn bài xong mà định đề cập từng điểm của dàn bài thì các ý tưởng đến. Nhưng trí ta có khi như nắng hạn, ý đi đâu mất, óc như đặc lại rồi có lúc đến như mưa rào như nước lụt. Cứ việc ghi hết, chưa đến lúc lựa chọn, thì hễ ý nào có liên quan đến đầu đề ta cứ ghi. Nhưng chú ý kém lựa chọn đừng tiếc. Ngạn ngữ Pháp nói “Ai ôm nhiều quá, siết không chặt”. Vì thế, bất kỳ lúc nào, Ở đâu, nếu có ý lạ nảy ra đều ghi liền. (Lý Hạ đời Đường làm thơ trên lưng ngựa, nghĩ câu nào chép ra câu ấy. Một thi nhân Trung Quốc đương đại tiện, tìm ra một vần thơ hay, ghi liền lên nhà xí).
C. Tìm các ý con: Đã có ý mẹ, phải dùng óc phân tich để ý con nảy ra. Muốn có ý con nảy ra thì phải nhìn vấn đề theo nhiều phương diện. Đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Tại sao? Ở đâu? Cách nào? Khi nào? Ra sao?
- Đòi hỏi phải đọc và phân tích nhiều bài.
- Suy nghĩ để kiếm ý, ý sẽ tuôn ra. Nhưng rồi có lúc ý không có gì hết, chứ đừng nói tuôn ra. Y cạn – cắn bút, nhưng đừng ngả lòng. Hãy nuôi mãi vấn đề trong trí mà đừng bận tâm suy xét nữa. Làm các việc khác rồi sẽ nghĩ đến, có khi ý đến một cách phong phú và tân kỳ. Tại sao vậy? Tại sự sắp sếp thứ tự của tiềm thức. Có những điều ta đọc nhiều lần mà lúc cần không nhớ, xong vài bữa sau coi lại nhớ rất lâu. Tiềm thức nó phong phú mà ẩn tàng. Nó sẵn sàng cung cấp tài liệu cho ý thức và nhờ vậy ta có các ý tưởng.
- Đọc sách báo, coi lại các thẻ đã ghi, các tập toát yếu bài giảng…
Chú ý: Cần nhất là rõ ràng. Nhưng ý nào chưa được minh bạch phải suy nghĩ lại, nhưng suy nghĩ lại vẫn còn lơ mơ thì bỏ.
D. Ăn uống, sắp đến giờ giảng thì đừng ăn no quá, ăn uống no làm cho mệt, dễ bị ợ, dễ quên. Cử những món ăn cay ngọt thái quá để cổ khỏi bị khan. Nên uống nước lã hay nước nấu chín thay vì cà phê, trà đậm. Tốt hơn dùng nước cam tươi.
Tránh những chất gì ăn hay uống vào có thể làm cho bị ợ hay biến chứng bất thường.
Đ. Ngủ nghỉ: Ngủ đều đặn trước ba bữa hay ít nữa hai bữa từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Trưa ngủ khoảng một tiếng đồng hồ.
Đừng nói chuyện, tiếp khách nhiều trước giờ giảng.
Không làm việc gì có tánh cách vận động mạnh, hoặc những việc có tánh cách làm cho phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều. Tránh những chuyện buồn bực.
- Vứt tất cả, không cho một việc làm nào được gọi là quan trọng hơn giờ giảng.
T. Tinh thần thư thái: chuẩn bị đề tài, sửa soạn xong dàn bài ít nhất vài ngày trước. Đừng để nước đến chân mới nhảy (trừ trường hợp đặc biệt). Soạn bài xong, thỉnh thoảng coi lại đại cương. Đi lại nơi vắng vẻ, tĩnh mịch. Vừa dạo vừa coi lại những chi tiết cần.
Hãy trầm tĩnh bằng đức can đảm. Có thể tự cho một cách quá lối và nói: “Tất cả thính giả coi như cỏ rác và tôi nói cho những điều họ cần biết và yêu cầu tôi nói” để giữ thế quân bình trong tâm trí, làm cho bớt sợ, bớt hồi hộp.
Coi lại lối phục sức… kính đeo mắt, y hậu, khăn mousoile không quá sặc sỡ, cũng không quá lượm thượm, vì có thể làm cho thính giả có dịp bàn tán. Tóm lại trước khi lên pháp tòa phải giữ gìn sức khỏe và lo cho tâm hồn thảnh thơi sảng khoái.
G. Nơi diễn giảng: Thường thì ta không dính líu đến phòng tổ chức diễn giảng. Ta chỉ được mời đến giảng, hơn là ta đứng ra tổ chức buổi giảng. Nói cách khác là can thiệp vào sự sắp đặt phòng giảng, nơi giảng. Vì giảng sư và ban tổ chức ít khi đi đôi với nhau, vì thế có nhiều khi thất bại.
- Nếu ban tổ chức am hiểu được nghệ thuật thì còn tốt, nhưng phần nhiều họ chỉ biết chưng dọn, cung cấp tiện nghi và không biết gì về âm hưởng, về cách sắp sếp thính giả ngồi, đứng như thế nào, cao thấp ấm cúng; Auparleur bắt như thế nào cho thính giả và diễn giảng có thể nghe rõ ràng.
- Vừa tổ chức thuyết pháp vừa tổ chức ca kịch, chiếu phim cùng một lúc.
- Trên pháp tòa thì để đủ thứ hình, đủ thứ bàn làm cho thình giả cứ nhìn mãi cái đẹp mà lãng quên đi phần diễn giảng.
- Phải sắp đặt cách nào cho giảng sư thành trung tâm điểm, thành mục tiêu sáng rực cho trăm ngàn cặp mắt gắn chặt vào. Chung quanh pháp tòa không nên để cái gì hết, sau giảng sư làm tấm màn vàng, một lá cờ Phật giáo làm cho nổi bật.
- Không nên để hai người ngồi trên pháp tòa, làm chi phối cặp mắt thính giả.
Có nhiều nơi tổ chức, vì muốn cho thính giả ấm cúng, ban tổ chức biến nó thành ngục thất, thiếu ánh sáng và làm nghẹt thở.
Không gì bất tiện bằng thuyết pháp về đêm mà bỗng nhiên tắt điện.
Ngược lại thì có nơi trống trãi, rộng rãi quá…, có chỗ thì bật đèn sáng cho pháp tòa còn thính giả thì tối om.
Khi nói, giảng sư cần nhìn thính giả để biết phản ứng của họ. Một nụ cười cảm tình của họ không làm cho mình cao hứng sao? Nếu họ bất mãn cũng biết mà tìm cách mua lại trong họ cảm tình. Nếu dưới thính giả để tối om thì làm sao nắm bắt được những hình ảnh cử chỉ ấy?
Tóm lại, tuy giảng sư không liên hệ với ban tổ chức, song phải để ý đến những gì có thể tạo nên thất bại một buổi giảng.
- GIỜ THUYẾT GIẢNG: Giờ thuyết giảng thường thường không được vị giảng sư định như ý. Chùa hay ban tổ chức mời giảng vào dịp nào đó, vì thế mình khó chọn được thời gian thích hợp theo ý muốn. Tuy nhiên, điều căn bản phải thấy rằng ngày nghĩ thích hợp hơn ngày làm việc, buổi tối hơn buổi sáng, buổi sáng hơn buổi chiều, buổi chiều hơn buổi trưa.
Tóm lại tối kỵ nhất là buổi trưa.
III. Trong Khi Giảng:
1. GIỚI THIỆU: thường khi sắp lên pháp tòa có mấy lời giới thiệu của Ban tổ chức hay vị đại diện tại địa phương. Chuông trống Bát Nhã cung thỉnh giảng sư.
Việc cung thỉnh giảng sư có nơi làm rườm rà quá, có nơi lại quá đơn giản cũng làm cho giảng sư giảm đi một phần hứng khởi hay hồi hộp.
Người giới thiệu thì lè nhè tràng giang đại hải, đôi khi họ dựa vào đề tài của mình rồi bàn rộng ra rồi toát yếu, thấy cái gì khó hiểu họ giải thích, tiếp đó ca tụng giảng sư một cách lố bịch. Nói huyên thiêng, nói hoài không chịu thôi. Có nhiều lúc giaảng sư phải đứng bên họ hết mỉm cười, phải nhìn lên trần nhà, sốt ruột chờ đợi.
Cần giới thiệu không? Không cần khi thính giả đã biết tên tuổi của giảng sư quá nhiều, giới thiệu thêm nhiều mà lố bịch. Chỉ cần giới thiệu khi thính giả không biết mình là ai. Giới thiệu để thính giả tin tưởng và tạo cảm tình từ lúc ban đầu.
Nhưng đừng để người giới thiệu vì nể nang mà giới thiệu to quá, ngược lại với tin tưởng, cảm tình thành ra thiếu thiện cảm.
Nếu bị thổi phồng nhiều quá, việc đầu tiên của mình là nói ít lời khiêm tốn, gần như chối từ với thính giả rằng “tôi thật chưa xứng đáng gì với lời giới thiệu…”
Tuy nhiên, đã không giới thiệu thì thôi, còn định giới thiệu thì đừng nói cộc lốc “Đây ông X… Đây Đại đức…”
Tóm lại: Lời giới thiệu cần: 1) rõ rệt; 2) đầy đủ; 3) tế nhị; 4) vắn tắt; 5) duyên dáng.
2. PHẢI NỞ MỘT NỤ CƯỜI: Khi viết ta chỉ diễn tả tư tưởng bằng lời, bằng nét bút. Khi nói không những diễn tả bằng lời mà bằng tất cả giọng nói cử chỉ, bằng tất cả bề ngoài của ta nữa.
Giờ quan trọng tới: Khoan thai bước lên pháp tòa cùng một lúc với 3 hồi chuông trống Bát Nhã. Hai người bưng Lễ hay Bình hoa đi trước với bao nhiêu niềm tôn kính, dưới thính giả hàng ngàn cặp mắt đang chăm chăm nhìn thẳng vào mình… Hồi hộp, nhưng phải giữ lại tư thế, đi nghiêm trang, mắt nhìn thẳng, ngực hơi đưa ra trước. Đầu ngẫng lên và nụ cười nở trên môi.
Thử tưởng tượng mình sắp được hoằng truyền một chân lý mà mình hằng ấp ủ, hằng thiết tha hôm nay mới có dịp tung lồng ngực trước hàng ngàn thính giả và biết đâu đấy, trong những người ngồi dưới kia đang tò mò nhìn ngắm, tìm hiểu ta?
Có người nào dại dột khi gieo hạt giống mà không hy vọng không? Không vui tươi khi hột giống đã nẩy mầm không? Vậy, hãy mỉm cười, vả lại, một nụ cười không mất tiền mua, không mất vốn mà lợi rất nhiều. Nó là nhịp cầu đầu tiên nối mình với thính giả. Nhờ nó mà chưa nói với thính giả nửa lời, vị giảng sư đã gây được thiện cảm với quần chúng rồi.
Nếu còn hồi hộp, cười để sự hồi hộp tan biến. Chỉ trong vài phút sau là tim sẽ hết đập, hết ngượng ngịu và sẽ hăng hái, thao thao bất tuyệt.
Đừng tự ty mặc cảm, đừng nghĩ rằng dưới đó còn nhiều người giỏi hơn ta, phải nghĩ rằng: “họ chỉ biết vấn đề này, mà không biết vấn đề khác”, nhưng cười thực là tế nhị, nếu không khéo thì cái cười ấy sẽ là dịp để buổi giảng mình thất bại. Thính giả sẽ bàn tán: “Thầy mà làm duyên”! Nghiêm trang quá thì sống sượng mà không thu hút được cảm tình trong thính giả. Hãy nói: “Vấn đề quá tế nhị tôi xin nhường lại cho mỗi vị sau này tự tìm hiểu” rồi tự đặt mình trong vị trí và nụ cười thích hợp.
3. KHIÊM TỐN: Một thái độ không thể thiếu bất kỳ lúc nào, nhất là khi đứng trên pháp tòa. Khiêm tốn không những làm vừa lòng khán giả mà còn làm tăng thêm giá trị của mình.
4. ĐỪNG LẶP ĐI LẶP LẠI.
5. ĐỪNG LÀM THÍNH GIẢ NGƯỢNG: Tránh những lời, những câu chuyện làm cho thính giả ngượng ngùng.
6. TRÁNH GIỌNG SƯ TÀNG: nghĩa là giọng nói, thái độ tỏ ra ngoài mình không còn ai nữa (tự cao).
7. ĐỪNG CHO MÌNH LÀ BÁCH KHOA TỰ ĐIỂN.
8. ĐỪNG KIÊU KHÍ.
9. ĐỪNG TỰ QUẢNG CÁO.
10. ĐỪNG CHỈ TRÍCH.
11. ĐỪNG NÓI NGHỊCH, CHỐNG CHẾ.
12. ĐỪNG NHẠO BÁNG.
13. ĐỪNG VỤNG VỀ, MỜ Ớ.
14. PHẢI BIẾT KHEN.
15. PHẢI BIẾT ĐỔI GIỌNG, ĐỔI THÁI ĐỘ.
IV. Những nguyên nhân thất bại của một buổi giảng.
a. Thời gian:
Tổ chức một buổi giảng phải hợp với hoàn cảnh địa phương. Làm sao Phật tử có thể đi dự thuyết pháp vào những giờ làm việc được nếu tại đó đa số là công chức, giữa mùa nếu đa số là nghề nông? Những giờ nóng bức quá thì bất tiện, nhưng cũng đừng quên lưu ý những mùa mưa gió lầy lội. (Trừ trường hợp đặc biệt Phật Đản, Vu Lan v.v…)
b. Địa điểm:
- Pháp tòa gần nơi náo nhiệt quá (gần chợ, gần đường xe chạy v.v…) thì giảng sư đại tài đến đâu cũng khó thành công.
- Phòng chật quá, lại nóng bức thính giả ngồi sao yên?
- Phòng rộng quá, thính giả lại quá ít làm sao giảng sư giảng hấp dẫn được?
- Không cho ghế cho thính giả ngồi (trong phòng hay trên mãnh đất không mấy tốt).
- Coi chừng quạt máy (nơi ít thoáng khí), chỉ quạt cho một số người, còn thì ngồi toát mồ hôi.
- Thính giả đông nhưng đa số là con nít dưới 10 tuổi, đã thế lại đứng trước hoặc ngồi trước.
- Tổ chức giảng trước hoặc sau văn nghệ.
c. Âm thanh:
Một vấn đề không thể không lưu ý, vì chính nó đóng góp quan trọng nhất trong buổi giảng. Micro hỏng, nghẹt, máy để gần phòng giảng. Auparleur ít quá, chỉ bắt miệng Auparlur đưa ra phía trước mà không dành một cái đối diện trước pháp tòa.
d. Ánh sáng:
1. Sáng quá làm chói mắt người giảng và thính giả.
2. Lờ mờ khó chịu.
đ. Bài giảng:
Chỉ có những bậc thiên tài mới có thể nói dài mà không làm thính giả ngán. Mà ngay các vị ấy, nếu muốn bảo vệ uy tín lâu dài cũng không được phép nói quá dài.
Hầu hết mỗi buổi giảng thành công đều phải nói trong thời gian vừa phải: 2 giờ tối đa, 40 phút tối thiểu. Đừng để đến lúc thính giả sửa cà vạt, coi đồng hồ, ngáp, ăn trầu v.v… mới lo kết lụân.
Phải làm sao cho thính giả ra về còn thấy tiếc.
-Tránh lối kết mà không kết lại tán rộng thêm ra.
-Nếu kéo dài đến hai tiếng hoặc hơn thế nữa là chỉ dùng trong trường hợp dành thì giờ cho thính giả chất vấn (nhưng điều này cũng cần cẩn thận).
-Đế tài giảng không hợp với trình độ, không hợp với thời gian hoàn cảnh, nói cách khác hơn khế lý mà không khế cơ.
-Phù hợp với thính giả bình dân mà không hợp với trí thức. Phải xem xét căn cơ của họ hướng về tu thiền hay tu tịnh độ, thích sinh hoạt xã hội hay thích tụng niệm.
-Dùng ngoại nhữ quá nhiều làm cho thính giả có mặc cảm không tốt. Vì thế, nên cần dùng một cách khéo léo để chứng minh mà thôi.
-Thiếu căn bản giáo lý – Bài giảng rời rạc.
e. Tác phong:
nhiều vị vừa bước lên pháp tòa đã bị tiếng xầm xì, vì thính giả thấy tướng phát ghét. Bộ mặt vút vắt nhún vai, khạc nhổ, lối đi có vẻ phàm tục quá. Mở lời ra lại biểu lộ tánh kiêu căng. Thính giả sáng tai lắm. Họ hiểu ngay bụng dạ người thuyết giảng và thành kiến ngay với những điều sắp giảng. Nếu ta sơ hở một vài tác phong ghẻ lở.
- Thành thật và tiết độ để gây thiện cảm hơn hết. Đừng tự hạ mình thái quá, vì thái quá thành ra giả dối, đừng thổi phồng khách sáo quá, vì thổi phồng khách sáo quá không ai kính phục.
- Không có điệu bộ là thất bại, nhưng thái quá thành ra lố bịch khó coi, khó chịu nhất là vừa ra bộ nhướng mắt, vừa nói lời sỗ sàng thiếu dè dặt, thiếu kín đáo, không hợp với giáo lý.
- Hấp tấp, vội vàng, uống nước bị sặc, sặc rồi ho, ho rồi nói, tiếng ra chưa khỏi miệng lại ho tiếp… làm thính giả cười rầm.
Tóm lại, một vài cử chỉ nhỏ nhặt, nếu sơ ý vụng về có thể làm tổn hại đến buổi giảng không ít.
g. Rờ tai và 120 tiếng chúng ta:
Có nhiều vị rất tài, nhưng không thể khỏi có một vài tật. Rờ tai hay nói tiếng chúng ta quá nhiều, có vị rờ mũi hoặc nói tiếng ĐÓ THÌ LÀ RẰNG, VẬY THÌ v.v… nhiều quá. Có nhiều thính giả họ lưu ý những tật ấy, rồi ghi lại, đồng thời làm trò cười cho thính giả khác, bằng cách nhắc lại những tiếng và diễn tả lại những tật đó một cách mỉa mai. Không trách thính giả khó n vì nếu đặt mình trong vị trí thính giả thì sao? Chắc cũng không khỏi phiền, vì thế cần lưu ý chữa những tật ấy càng sớm càng tốt.
h. Giảng như đọc sách:
Thực ra giảng là nói lại những điều có đôi khi hàng thính giả đã biết rồi, mà nếu giảng như gió, bài hay như vặn máy thu thanh để nghe thì khó thu thập được vì nếu chỉ cần biết thì người ta mua sách về nhà đọc, đâu cần phải đi nghe giảng
Trừ trường hợp đặc biệt những buổi giảng hay của các vị Hòa Thượng, Thượng Tọa cao cấp đầy đủ uy tín, giới hạnh, ngoài ra phải biết tâm lý quần chúng không mấy bình tâm để gắng nghe nếu sự diễn đạt ấy không có gì khác lạ, không có một biệt tài nào để lôi cuốn họ, vì thế, tránh lối giảng như đọc sách, như học sinh trả bài.
i. Kể chuyện:
Kể chuyện quả là một phương pháp tối cần giúp cho nghệ thuật diễn giảng được phong phú. Nhưng nếu không đạt được một nghệ thuật kể chuyện cao, nghĩa là kể thiếu mạch lạc, thiếu duyên dáng, đưa chuyện vào bị trơ trẽn, sống sượng, làm cho câu chuyện từ thâm thúy tế nhị đến buồn cười vô duyên, là thất bại rồi.
Câu chuyện có ý nghĩa, có kết thúc cả một buổi giảng và làm cho thính giả dễ nhận, dễ nhớ hơn. Tại sao không trau dồi thêm nghệ thuật kể chuyện, nếu chưa được tinh vi?.
k. Đạo văn:
Có thể thất bại vì ăn trộm văn của người khác. Họ thuộc bài giảng của người khác rồi nói lại y nhưnthế, hoặc ăn cắp của người này một đoạn, người khác một đoạn lắp thành bài giảng của mình. Đành rằng ai cũng phải ăn cắp, nhưng nên nhớ, ăn cắp cũng là một nghệ thuật, nói cách khác là ăn cắp một cách khéo léo và tế nhị.
L. Âm điệu và giọng nói:
Thực ra là vấn đề này đòi hỏi ở bản tính mỗi vị, cái sẵn có nơimỗi người đã trở thành thói quen.
Tuy nhiên trong buổi giảng mặc dù lời lẽ hay đến đâu, tác phong đẹp biết mấy, hoàn cảnh chung làm hoàn cảnh thuận tiện nhưng nếu giọng nói không được ấm, nói giọng nói cà lăm. Nói chậm quá hay nhanh quá, uốn giọng đổi tiếng làm mất tự nhiên thì dù muốn dù không cũng làm giảm sút giá trị một buổi giảng.
Tóm lại nghệ thuật giảng muốn đạt được thành công, gieo nhiều âm hưởng tốt đẹp và lâu dài, đòi hỏi vị giảng sư phải chịu khó am tường giáo lý sâu sắc, bồi bổ sức khỏe, trau dồi tư cách tác phong. Thường xuyên nghiên cứu sưu tầm, chịu khó nhận chuyện bình phẩm của người khác.
Tránh mọi tự ái, tự kiêu, tự đại, tự phụ và những tật vụn vặt(nếu có).
Được như vậy, chính công trình tu học trong nhiều năm không đến nỗi buông lỏng quá đáng.
Qua phần lý thuyết đến phần thực hành cần đòi hỏi nhiều khó khăn và tế nhị. Với tư cách một người anh, đã từng bước qua những đoạn đường cam go của nghệ thuật, rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm, tôi xin trao lại anh em. Kết quả hay không còn thiện chí và khả năng sáng tạo của anh em nữa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.4/11/2014.
No comments:
Post a Comment