Phương thức hoạt động của Hoằng Pháp Viên Cư Sĩ.
I. Dẫn nhập
Hoằng pháp là tất cả những hình thái sinh hoạt hàm súc nội dung: những giáo lý, Đức Phật dạy:
- Hoằng: hàm ý vừa cũng cố vừa phát huy, truyền bá.
Hoằng pháp là tất cả những hình thái sinh hoạt hàm súc nội dung: những giáo lý, Đức Phật dạy:
- Hoằng: hàm ý vừa cũng cố vừa phát huy, truyền bá.
- Pháp: hàm ý vừa là hệ thống giáo dục (Những lời dạy) của Đức Phật, vừa là nguyên lý vận hành vạn vật, vũ trụ.
Những hình thái sinh hoạt bao hàm: Tư tưởng-Ngôn ngữ-Hành vi. Chủ thể là Nhân sinh không phân biệt: Chủng tộc-giai cấp-trình độ kiến thức-nam,nữ-già,trẻ… Đối tượng là chúng sinh cũng không phân biệt… thể hiện trên quan điểm bình đẳng: “Tâm–Phật –Chúng sinh, thị tam vô sai biệt” và hướng nhân sinh:“Nhận thức đúng Như Thật (Liễu Ngộ) Sống đúng Như Thật (Chứng Nhập)” Ngộ-Nhập Phật Tri Kiến. Thành tựu bốn tướng Niết Bàn (Nirvana): Chơn Thường-Chơn Ngã-Chơn Lạc-Chơn Tịnh để được an lạc giải thoát.
(Kinh Hoa Nghiêm - Kinh Pháp Hoa)
II. Nội dung
A. Vai trò của Hoằng pháp viên cư sĩ theo thời hiện đại
Ngày nay nền văn minh của nhân loại đã phát triển khá nhanh. Những tiện nghi văn minh được phổ biến. Tinh hoa tư tưởng của nhân loại được phổ cập rộng rãi, kiến thức con người ngày càng nâng cao.
Trong bối cảnh văn minh tiên tiến, văn hóa Phật giáo Việt Nam trên phương diện hiện tượng giới nhất thiết phải chuyển hóa thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Do nhu cầu học Phật ngày càng thiết yếu cho nhiều người và văn hóa Phật giáo ngày càng phải thể hiện đủ trên nhiều phương diện. Do vậy Hoằng pháp là nhiệm vụ chung của những người con Phật.
Vì thế vai trò và nhiệm vụ Cận sự Nam (Upàsaka), Cận sự Nữ (Upàsika) cần phải được nhận thức đúng để hoàn thành lý tưởng “Thượng cầu Phật đạo, Hạ hóa chúng sinh, Báo Phật ân đức”
Để tiếp nối sự nghiệp lý tưởng “Truyền đăng tục diệm-Kế vãng khai lai” Ban Hoằng Pháp Trung Ương đã hình thành tiểu ban chuyên trách để đào tạo Hoằng pháp viên cho nam nữ cư sĩ. Những con người: có lý tưởng-có phẩm hạnh-có trình độ-có năng lực-có khả năng chuyên môn-có phương tiện thiện xảo để hoàn thành công tác Phật sự của Giáo hội giao phó.
A. Vai trò của Hoằng pháp viên cư sĩ theo thời hiện đại
Ngày nay nền văn minh của nhân loại đã phát triển khá nhanh. Những tiện nghi văn minh được phổ biến. Tinh hoa tư tưởng của nhân loại được phổ cập rộng rãi, kiến thức con người ngày càng nâng cao.
Trong bối cảnh văn minh tiên tiến, văn hóa Phật giáo Việt Nam trên phương diện hiện tượng giới nhất thiết phải chuyển hóa thể hiện trên nhiều lĩnh vực.
Do nhu cầu học Phật ngày càng thiết yếu cho nhiều người và văn hóa Phật giáo ngày càng phải thể hiện đủ trên nhiều phương diện. Do vậy Hoằng pháp là nhiệm vụ chung của những người con Phật.
Vì thế vai trò và nhiệm vụ Cận sự Nam (Upàsaka), Cận sự Nữ (Upàsika) cần phải được nhận thức đúng để hoàn thành lý tưởng “Thượng cầu Phật đạo, Hạ hóa chúng sinh, Báo Phật ân đức”
Để tiếp nối sự nghiệp lý tưởng “Truyền đăng tục diệm-Kế vãng khai lai” Ban Hoằng Pháp Trung Ương đã hình thành tiểu ban chuyên trách để đào tạo Hoằng pháp viên cho nam nữ cư sĩ. Những con người: có lý tưởng-có phẩm hạnh-có trình độ-có năng lực-có khả năng chuyên môn-có phương tiện thiện xảo để hoàn thành công tác Phật sự của Giáo hội giao phó.
B. Phương pháp thực hiện
-Cận sự Nam và Cận sự Nữ cần được đào tạo để có nhận thức đúng theo một quy phạm (hệ thống giáo dục, đào tạo theo chương trình thống nhất, xuyên suốt của Giáo hội). Trên lý tưởng tự độ và độ tha, Hoằng pháp viên cư sĩ cần hội đủ các thành tố:
* Kiến thức * Nhân cách
-Cận sự Nam và Cận sự Nữ cần được đào tạo để có nhận thức đúng theo một quy phạm (hệ thống giáo dục, đào tạo theo chương trình thống nhất, xuyên suốt của Giáo hội). Trên lý tưởng tự độ và độ tha, Hoằng pháp viên cư sĩ cần hội đủ các thành tố:
* Kiến thức * Nhân cách
* Phương tiện * Năng lực
*Kiến thức: Phải có trình độ nhất định về văn hóa và Phật học
a-Văn hóa: phổ thông…
a-Văn hóa: phổ thông…
b-Phật học: am tường giáo lý cơ bản…
Quan trọng nhất là phải quán triệt được tinh hoa Phật pháp (phương diện Tục đế-Chân đế: Phương tiện-Cứu cánh) theo quan niệm triết học là: -phương diện hiện tượng-phương diện bản thể thông qua Tam pháp ấn, Tứ pháp ấn, Nhất pháp ấn:
+Vô Thường-Vô Ngã-Khổ-Không (quan điểm nguyên thủy).
+Vô Thường-Vô Ngã-Khổ-Không-Niết Bàn Tịch Tĩnh (quan điểm phát triển).
+Nhất Pháp ấn: Nhất thừa Phật quả.
Lãnh hội được tinh hoa Phật học (Pháp ấn) làm kim chỉ nam cho chương trình học Phật để không bị lệch hướng trong nhận thức và trong hiện thực. Khi ứng dụng Phật học phải lấy Tam vô lậu học (Giới học-Định học-Tuệ học) Làm phương pháp và ứng dụng trên nền tảng: Thân-Khẩu-Ý (Tư tưởng-Ngôn ngữ-Hành động) phụng sự cho chủ thể lẫn đối tượng: Nhân-Ngã-Chúng sinh-Thọ giã (Tứ Tướng), trên tinh thần Tự độ và Độ tha.
(Tổng hợp từ Đại thừa Diệu pháp Liên hoa kinh, Kinh Niết Bàn, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh A Hàm).
*Nhân cách: Trên tinh thần Tự độ và Độ tha, người con Phật phải luôn luôn hoàn thiện phẩm hạnh:
- Tâm Từ-Bi-Hỷ-Xã: Nhà Như Lai (vào nhà Như Lai) Tứ vô lượng
- Nhẫn nại-Nhu hòa : Y phục Như Lai (mặc áo Như Lai)
- Tâm không-Pháp không (Nhất thiết Pháp không): Vị trí Như Lai (ngồi tòa như Lai).
- Chánh tinh tấn: Lòng không biếng nhác. (Ý chí kiên định-Nghị lực dũng mãnh).
Chuyển pháp luân để trở thành: Như Lai Tự Tánh (đầy đủ Tứ Vô lượng Tâm).
(Tổng hợp Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn)
*Phương tiện: Tùy duyên ứng dụng những tiện ích của phát minh khoa học kỹ thuật tạo phương tiện thiện xảo, trợ duyên thành tựu: “Hoằng Pháp thị Gia vụ-Lợi sinh vi bổn hoài”.
Vận dụng tất cả bộ môn học thuật và các phương diện xã hội để tạo sức mạnh tổng hợp thành tựu trí tuệ trong chương trình Hoằng pháp.
*Năng lực: Vận dụng phương pháp “Tứ Nhiếp Sự” vào Hoằng pháp (Bốn phương pháp Đức Phật và Chư Bồ Tát cùng chư Tổ ứng dụng) nhằm thu phục và cảm hóa nhân sinh tạo thành tựu “Tứ Tất Đàn” (đồng nghĩa: tạo thiện cảm nhằm dẫn dắt nhân sinh vào đạo, sống trong đạo và thành tựu đạo.)
* Tứ nhiếp sự:
* Tứ nhiếp sự:
* Bố thí nhiếp. * Ái ngữ nhiếp. * Đồng sự nhiếp. *Lợi hành nhiếp.
1. Bố thí nhiếp: ban cho-tặng phát, nghĩa rộng: xã ly. (ban, cho, tặng, phát, giúp đỡ…với Tâm không trụ chấp).
Cho tặng: giúp đỡ về vật chất tài chính…cả tinh thần
(Tài thí – Pháp thí – Vô úy thí (vỗ về, trấn an))
1. Bố thí nhiếp: ban cho-tặng phát, nghĩa rộng: xã ly. (ban, cho, tặng, phát, giúp đỡ…với Tâm không trụ chấp).
Cho tặng: giúp đỡ về vật chất tài chính…cả tinh thần
(Tài thí – Pháp thí – Vô úy thí (vỗ về, trấn an))
-Bố thí Ba la mật: bất ưng trụ sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp sinh tâm.(ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm)
2. Ái ngữ nhiếp : Ngôn ngữ khéo léo dùng hướng dẫn mọi người khởi tâm mến mộ theo học và tu.
a). Tứ biện tài vô ngại: tài năng ngôn ngữ khéo léo ứng dụng thông suốt để dẫn dắt người.
-Pháp biện tài vô ngại
-Nghĩa biện tài vô ngại
-Từ biện tài vô ngại
-Nhạo thuyết biện tài vô ngại
+Pháp biện tài vô ngại: Khéo dùng ngôn ngữ diễn đạt, toàn diện lời dạy của Đức ThếTôn.
+Nghĩa biện tài vô ngại: Diễn đạt thông suốt nghĩa lý kinh văn Phật dạy.
+Từ biện tài vô ngại: Quán triệt ngôn ngữ văn hóa lẫn Phật học để diễn đạt thông suốt kinh điển Phật dạy.
+Nhạo thuyết biện tài vô ngại: trên phương diện truyền bá bằng ngôn ngữ vận dụng
kỹ năng, nghệ thuật diễn đạt, tạo sự thông suốt, thuyết phục người nghe hân hoan
và tự mình cũng hoan hỷ.
b). Tứ Tất Đàn: bốn phương pháp làm mãn nguyện và thành tựu cho người được hóa độ.
*Thế giới Tất Đàn *Các vị Tất Đàn *Đối trị Tất Đàn *Đệ nhất nghĩa Tất Đàn
- Thế giới Tất Đàn: Tùy thuận phàm tình (tâm lý xã hội) dùng phương tiện khéo léo nói pháp khiến người nghe sinh tâm hoan hỷ (theo phương diện nhân tính).
- Các vị Tất Đàn: Tùy vào con người, tùy cơ như căn tính chúng sinh, tùy hoàn cảnh môi sinh, môi trường, dùng ngôn từ truyền thông (nói pháp) làm người nghe khởi chánh tín tăng trưởng thiện căn (theo phương diện nhân bản).
- Đối trị Tất Đàn: Tùy duyên khéo léo ứng xử giúp người tu dưỡng đối trị: phiền não, tham, sân,si,…tu tâm dưỡng tánh, khiến họ lần lần triệt tiêu vô minh (theo phương diện tâm lý xã hội : nhân quả).
- Các vị Tất Đàn: Tùy vào con người, tùy cơ như căn tính chúng sinh, tùy hoàn cảnh môi sinh, môi trường, dùng ngôn từ truyền thông (nói pháp) làm người nghe khởi chánh tín tăng trưởng thiện căn (theo phương diện nhân bản).
- Đối trị Tất Đàn: Tùy duyên khéo léo ứng xử giúp người tu dưỡng đối trị: phiền não, tham, sân,si,…tu tâm dưỡng tánh, khiến họ lần lần triệt tiêu vô minh (theo phương diện tâm lý xã hội : nhân quả).
-Đệ nhất nghĩa Tất Đàn: Tùy cơ duyên của chúng sinh đã toàn triệt, chỉ dạy người Thật tướng các Pháp. Nhất thừa Phật quả, để người thành tựu “Nhất tức nhất thiết, Nhất thiết tức nhất” Chân lý tuyệt đối: Chân đế (Tổng hợp từ Kinh Hoa Nghiêm).
Những phương pháp trên theo hệ thống giáo lý Phật dạy, ứng dụng tu trên phương diện xã hội nhân văn tùy duyên (hiện tượng).
3. Đồng sự nhiếp: (trên phương diện thông thường trong xã hội) Thân cận gần gũi mọi người, cùng chia sẽ khổ-vui với họ, cảm thông giúp đỡ hổ trợ khiến người cảm tình thân thiện với người để cùng nhau Học-Tu chuyển hóa Tư tưởng-Ngôn ngữ-Hành động theo: Giới-Định-Tuệ, tạo an lạc cho mình cho người.
4. Lợi hành nhiếp: (theo phương diện thông thường trong xã hội)
-Tự thân:
-Tự thân:
*Tư tưởng: suy tư lành.
*Ngôn ngữ: nói năng lành.
*Hành vi: hoạt động lành.
Làm lợi ích an lạc chúng sinh(nhiêu ích hữu tình) khiến họ sinh khởi thiện cảm, mến mộ để Học-Tu.
(Tổng hợp từ: Kinh tạp A Hàm 26 –Trung A Hàm 33. Kinh Đại Thừa nghĩa Chương 11.
Luận Đại Trí Độ 66. Luận Du Già Sư Địa. 38-43. Kinh Phạm Võng, Thượng. Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa, Thượng).
III. Kết luận
Trong nền văn minh tư tưởng của nhân loại, văn hóa Phật Giáo, đã tùy duyên khai hóa tâm hồn nhân loại, tạo thành quả hiện thực cho con người trên phương diện khai phóng. Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay đã đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh theo tư tưởng “Khai thị Chúng sinh Ngộ-Nhập Phật Tri Kiến” (Kinh Pháp Hoa), và người con Phật nhất thiết phải hoàn thành lý tưởng Tự độ-Độ tha.
Đệ ngũ Giác Ngộ.
Ngu si sinh tử.
Bồ Tát thường niệm.
Quãng học Đa văn.
Tăng trưởng Trí Tuệ.
Thành tựu Biện Tài.
Giáo hóa Nhất thiết.
Tất Dĩ Đại Lạc. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.6/11/2014.
Trong nền văn minh tư tưởng của nhân loại, văn hóa Phật Giáo, đã tùy duyên khai hóa tâm hồn nhân loại, tạo thành quả hiện thực cho con người trên phương diện khai phóng. Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay đã đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh theo tư tưởng “Khai thị Chúng sinh Ngộ-Nhập Phật Tri Kiến” (Kinh Pháp Hoa), và người con Phật nhất thiết phải hoàn thành lý tưởng Tự độ-Độ tha.
Đệ ngũ Giác Ngộ.
Ngu si sinh tử.
Bồ Tát thường niệm.
Quãng học Đa văn.
Tăng trưởng Trí Tuệ.
Thành tựu Biện Tài.
Giáo hóa Nhất thiết.
Tất Dĩ Đại Lạc. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.6/11/2014.
No comments:
Post a Comment